viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về hai khổ thơ 3 và 4 của bài thơ 'ông đồ' của vũ đình liên

2 câu trả lời

Khi được học bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, thực sự em như được đắm chìm vào từng dòng thơ, từng nhịp điệu cảm xúc của tác giả trong bài văn. Khi đọc bài, em thực sự vô cùng ấn tượng với nghệ thuật tác giả miêu tả ông đò:Hai khổ đầu miêu tả ông đồ trong thời kì còn vinh quang, khách tới mua tấp nập. Lòng thương cảm của tác giả ở khổ thơ 3 và 4 thực sự đã chạm đến mạch cảm xúc trong em. Một sự nuối tiếc cũng như cảm thông cho cuộc đời ông đồ trong em thực sự hiện hữu rất rõ. Và em như cảm nhận đc tình cảm tác giả gửi gắm vào bài thơ."Ông đồ vẫn ngồi đấy-Qua đường không ai hay" là 2 câu thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng buồn bã, tiếc nuối những ngày vinh hoa của ông đồ. Và để có một tác phẩm thơ tuyệt vời thế này, thật sự phải cảm ơn đến tác giả, đã tạo dựng một hình ảnh thân quen với k chỉ h/s chúng em mà với mọi người vào ngày Tết, mang đến 1 cảm giác thân thuộc, giúp chúng em tiếp thu bài dễ dàng và hiệu quả hơn.(Bài tự chém mong bn thấy bổ ích ạ)

Chúc bạn học tốt^^

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.