Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15-20 dòng) cảm nhận tâm trạng của bà cụ Tứ lần đầu tiên bà gặp Thị trong bài Vợ Nhặt
2 câu trả lời
Vợ nhặt là một tác phẩm ưu tú của Kim Lân và cũng là một thành tựu xuất sắc của nền văn học Việt Nam đã viết về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc: nạn đói khủng khiếp năm 1945. Song câu chuyện ấy của Kim Lân không bị bụi thời gian phủ mờ, làm khuất lấp mà ngược lại cho đến bây giờ Vợ nhặt vẫn như một viên ngọc sáng lung linh. Thành công của Kim Lân trong thiên truyện không chỉ là việc chọn được một tình huống lạ, độc đáo mà còn là xây dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ – một hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945.
Bà cụ Tứ là một nhân vật phụ xuất hiện ờ phần gần cuối truyện. Nhà văn Kim Lân không có ý định đưa bà cụ Tứ làm nhân vật chính, miêu tả hình ảnh bà cụ Tứ như một hình tượng điển hình. Nhưng thiếu nhân vật này thì Vợ nhặt chắc sẽ không còn hấp dẫn hoặc sẽ hấp dẫn theo một cách khác. Bà cụ Tứ đã giữ cho truyện Vợ nhặt có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Viết Vợ nhặt với tình huống anh Tràng “nhặt” được vợ, nhà văn Kim Lân muốn thể hiện số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và lòng khát khao hướng tới hạnh phúc của họ. Còn xây dựng nhân vật bà lão, Kim Lân dường như muốn hướng người đọc nhìn việc Tràng lấy vợ ở một khía cạnh khác, một góc độ khác. Càng đi sâu vào tác phẩm, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng người mẹ nông dân nghèo trước Cách mạng. Có thể điều này nằm ngoài chủ ý của tác giả song sự kính trọng người mẹ của đứa con, nỗi khổ cực đè nặng lên đôi vai bà cụ suốt cả cuộc đời làm nên sức sống lâu bền của nhân vật bà cụ Tứ.
Ai đó đã từng nói: “sống với nhân vật tựa như được sống với thế giới tâm hồn còn thật hơn cả con người thật”. Đến với nhân vật bà cụ Tứ nhiều lúc ta có cảm giác như bà đang “hấp háy cặp mắt”, chầm chậm bước ra từ căn nhà dúm dó, tồi tàn của mình mà đi vào trang truyện, chứ không phải do dùng công xây dựng của tác giả.
Vợ nhặt là một tác phẩm ưu tú của Kim Lân và cũng là một thành tựu xuất sắc của nền văn học Việt Nam đã viết về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc: nạn đói khủng khiếp năm 1945. Song câu chuyện ấy của Kim Lân không bị bụi thời gian phủ mờ, làm khuất lấp mà ngược lại cho đến bây giờ Vợ nhặt vẫn như một viên ngọc sáng lung linh. Thành công của Kim Lân trong thiên truyện không chỉ là việc chọn được một tình huống lạ, độc đáo mà còn là xây dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ – một hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945.
Bà cụ Tứ là một nhân vật phụ xuất hiện ờ phần gần cuối truyện. Nhà văn Kim Lân không có ý định đưa bà cụ Tứ làm nhân vật chính, miêu tả hình ảnh bà cụ Tứ như một hình tượng điển hình. Nhưng thiếu nhân vật này thì Vợ nhặt chắc sẽ không còn hấp dẫn hoặc sẽ hấp dẫn theo một cách khác. Bà cụ Tứ đã giữ cho truyện Vợ nhặt có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Viết Vợ nhặt với tình huống anh Tràng “nhặt” được vợ, nhà văn Kim Lân muốn thể hiện số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và lòng khát khao hướng tới hạnh phúc của họ. Còn xây dựng nhân vật bà lão, Kim Lân dường như muốn hướng người đọc nhìn việc Tràng lấy vợ ở một khía cạnh khác, một góc độ khác. Càng đi sâu vào tác phẩm, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng người mẹ nông dân nghèo trước Cách mạng. Có thể điều này nằm ngoài chủ ý của tác giả song sự kính trọng người mẹ của đứa con, nỗi khổ cực đè nặng lên đôi vai bà cụ suốt cả cuộc đời làm nên sức sống lâu bền của nhân vật bà cụ Tứ.
Ai đó đã từng nói: “sống với nhân vật tựa như được sống với thế giới tâm hồn còn thật hơn cả con người thật”. Đến với nhân vật bà cụ Tứ nhiều lúc ta có cảm giác như bà đang “hấp háy cặp mắt”, chầm chậm bước ra từ căn nhà dúm dó, tồi tàn của mình mà đi vào trang truyện, chứ không phải do dùng công xây dựng của tác giả.