Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về câu nói sau yêu thương lẫn tỏa qua sự chia sẻ

2 câu trả lời

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo đế cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đổng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra.

    Cho và nhận vừa hữu hình vừa vô hình, đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta sẽ nhận lại được gì từ sự cho đi đó.

    Vậy cho là gì và nhận là gì? Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

   Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ.

    Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống này. Khi mỗi người sống tốt, sống có ích thì sẽ nhận lại được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Đó chính là cho và nhận.

    Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một miếng khi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không.

    Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ "thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bình an khi được làm những việc đó.

    Bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

    Tuy nhiên bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Đây là một thực tế rất đáng buồn. Lối sống này cần phải lên án, vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình.

   Cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó. Mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống.