viết đoạn văn khoảng 12 câu với chủ đề "hai câu cuối bài thơ ngắm trăng diễn tả cuộc vượt ngục tinh thần của bác"trong đó có sử dụng câu ghép (gạch chân). CHÚ Ý: đoạn văn được viết theo cách tổng phân hợp

2 câu trả lời

ℌồղ❡ ℘ɧáζ

 Bài thơ Ngắm Trăng của Bác là một tác phẩm đã cho chúng ta thấy một tinh thần sắc bén , cứng cỏi không bao giờ mai mòn và hai tho cuối bài đã kết thức một cách ê đềm nhẹ nhằng . Hai câu cuối đã thể hiện lên nỗi lòng của Bác khi đang ở trong nhà tù, cho dù bị là chỉ một khe tường thì bác với trăng vẫn làm bạn . Chính vì thế bác là  một nguời đầy lòng gan dạ luôn chịu trước cuộc sống của mình .Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cho mình ctlhn nhé !

Chúc bạn học tốt ! (>‿♥)


Hai câu cuối bài thơ ngắm trăng diễn tả cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. Thật vậy, bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.