Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người bà được gợi lại trong dòng hồi tưởng của người cháu ở khổ 4. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).
1 câu trả lời
tham khảo qua nhưng ko có ở trên mạng đâu nhé:
Đoạn thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Điệp ngữ " một ngọn lửa" được lặp đi lặp lại cùng các động từ " nhen","ủ sẵn" đã khẳng đingj những phẩm chất cao quý của người bà tần tảo sớm hôm. Trong kí ức của người cháu luôn có hìnhảnh ngươi bà và hình ảnh bếp lửa. Từ lòng biết ơn bà vô hạn, người cháu suy ngẫm về cuộc đời của người bà. Cuộc đời lận đận ấy vẫn theo bà đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm để nhóm lên bếp lửa " ấp iu nồng đượm". Đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và bền chặt về tương lai cuộc kháng chiến, của sức sống thầm lặng mà mãnh liệt. Bếp lửa ấy gắn với gian khó, vất vả của cuộc đời bà . Nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui, niềm yêu thương cho con cháu và mọi người. .. Bằng biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ, tác giả đã khẳng định bà đã nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc, niêm ftin và cả những kỉ niệm tuổi thơ.Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa cho thế hệ kế tiếp. Câu cảm thán vừa bộc lộ tình cảm kính yeu bà, vừa như một phát hiện mới mẻ của tác giả: bếp lửa tưởng chùng như giản dị nhưng lại thổi bùng lên tình cảm, sưởi ấm hành trình cuộc đời cháu. Thật ấm áp biết bao tình cảm gia đình!