Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn cảm nhận về một đoạn thơ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

2 câu trả lời

Ba tiếng “một bếp lửa” đã trở thành điệp khúc, gợi lại một hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh “bếp lửa” thật ấm áp giữa cải giá lạnh của sương sớm. Đó không chỉ là cái chờn vờn của ngọn lửa mới được nhóm lên trong sương mà còn là cái chờn vờn trong tâm trí của người chầu nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa thân quen với biết bao tình cảm ấp iu nồng đượm. Nó đã gợi lại sự săn sóc, lo lắng, chăm chút, che chở cho đứa cháu nhỏ của người bà. Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ thương khi nghĩ về bà. Đọng lại trong câu thơ là chữ “thương”, thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà. Bà vất vả, lặng lẽ trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”, làm sao tính được có bao nhiêu mưa nắng khổ cực đã đi qua đời bà. Cháu thương người bà vất vả, tần tảo để khi nhớ về bà, trong kí ức của cháu hiện về những gian khổ thời còn bé!

xin hay nhất nha

Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn cảm xúc về bà, tác giả nhớ về bà, nhớ về cuộc đời gian khổ, vất vả của bà, để rồi viết nên những câu thơ :

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Vào một buổi sớm khi mặt trời vẫn còn lấp ló, sương vẫn còn bay mịt mù trong không gian, người cháu bất chợt thức dậy và nhìn thấy bà đang nhóm lửa. Mở đầu câu thơ là hình ảnh của “một bếp lửa”, hình ảnh ấy được nhà thơ điệp tới hai lần, xuất hiện ở đầu hai câu thơ khiến cho tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc của toàn bài. Viết về bếp lửa, Bằng Việt viết với giọng thơ sâu lắng, đong đầy những hoài niệm, bếp lửa đã đi vào tiềm thức, là một dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí của người cháu, và mỗi lần nghĩ về bếp lửa, người cháu lại có cảm giác nhói trong lòng. Phải chăng đằng sau bếp lửa còn có một hình ảnh nào khác nữa? Đó là người bà, hình bóng của người bà tần tảo thức khuya, dậy sớm để chăm sóc cháu khiến cho người cháu không thể nào quên, cháu vẫn luôn nhớ mãi cái hình bóng thân thương mà quen thuộc ấy, để khi cháu xa bà, hình bóng ấy vẫn luôn dai dẳng trong đầu cháu, và được gợi nhắc nhiều hơn qua hình ảnh của bếp lửa. Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam vào buổi sớm mai, nhất là vào mùa đông lạnh giá, bếp lửa mang lại hơi ấm, giúp con người xích lại gần nhau hơn, vì vậy, bếp lửa luôn ấm nóng là dấu hiệu của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy yêu thương. Hình ảnh bếp lửa được nhà thơ cảm nhận rõ bằng thị giác, ngọn lửa ẩn hiện trong làm sương sớm “chờn vờn”. Hình ảnh “chờn vờn” thật sống động , gợi nên một ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “chờn vờn” gợi nhớ, gợi thương đến hình dáng bập bùng của ngọn lửa, cái bập bùng của ngọn lửa trong căn bếp dường như không chỉ rạo rực vách tường mỗi sớm mai nào mà giờ đây còn là cái “chập chờn” trong lòng của người con xa quê. Bếp lửa chờn vờn hay ký ức đang chờn vờn sống dậy trong tâm trí người cháu?. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm người cháu mà còn sưởi ấm cả người đọc qua hình ảnh ẩn dụ “ấp iu nồng đượm”. Ở đây, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ láy tượng hình “ấp iu”. Ở câu thơ thứ hai này, nhiều người cho rằng “ấp iu” không được coi là từ láy”. Nhưng đây là một sự sáng tạo trong cách dùng từ của Bằng Việt, “ấp iu” là sự kết hợp tinh tế giữa hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”, qua đó để gợi nên một bàn tay kiên nhẫn, một bàn tay khéo léo để thắp lên ngọn lửa sáng hồng, ngọn lửa được đốt lên không chỉ bởi than, rơm mà còn là tấm lòng chi chút của, bà thương cháu, yêu cháu, bà không muốn cháu bị lạnh giữa mùa đông, bà muốn cháu có được một giấc ngủ ấm áp trọn vẹn. Thật cảm động làm sao !

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước