viết đoạn văn diễn dịch tình yêu thương và lòng nhân ái của con người dựa vào truyện chiếc lá cuối cùng -cụ bơ men

2 câu trả lời

Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người

Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

Lòng nhân ái là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc đã đươc lưu truyền từ bao đời nay. Nó có thể hiểu là tình yêu thương,sự sẻ chia , đồng cảm giữa con người với con người trong cuộc sống. Con người hôm nay, ai cũng cần phải có cho mình một lòng nhân ái bao la, rộng mở. Vì trước hết, cần phải hiểu rằng, không phải ai khi vừa sinh ra đã được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, sung sướng. Có những hoàn cảnh khi vừa chào đời đã mồ côi cha mẹ hoặc bị tật nguyền, có những mảnh đời thiếu thốn, khó khăn, không nơi nương tựa, phải sống lam lũ ngoài xã hội. Vậy nên, họ cần lắm những bàn tay, những trái tim nâng niu, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn ấy. Và chúng ta, những “chiếc lá lành” sẽ chính là người cần thiết phải sẻ chia, cho đi tình yêu thương để giúp đỡ người khác. Lòng nhân ái sẽ giúp cho cuộc sống này ngày càng gắn kết, giàu tình người, thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của mọi người dân. Bên cạnh đó, khi ta biết cho đi, ta sẽ nhận lại được sự thanh thản trong tâm hồn khi mình đã làm được một điều tốt đẹp, ngoài ra là sự cảm kích, biết ơn mà người khác dành cho ta. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, do đó, ta hiểu vì sao mà có những người dành cả cuộc đời mình để làm từ thiện, hàng loạt các tổ chức thiện nguyện ngày càng xuất hiện nhiều hơn như “Mùa hè xanh”, “Cơm treo”,..., các tấm gương người tốt việc tốt, hy sinh vì người khác thường được tuyên dương, tôn vinh trên các phương tiện truyền thông như tivi, ra-đi-ô, báo chí,...hay các cuộc chiến dịch hiến máu, quyên góp quần áo, gây quỹ yêu thương cho đồng bào vùng lũ, trẻ em miền núi,...Vậy mà, trong cuộc sống này, vẫn có những con người sống mà không có lòng nhân ái, họ dửng dưng, vô cảm trước những số phận khó khăn, họ thờ ơ khi thấy một người ăn xin khắc khổ bên vệ đường, họ lạnh lùng bỏ đi , thậm chí còn thản nhiên quay phim, chụp ảnh để “câu like” khi nhìn thấy một người gặp nạn đang cần sự giúp đỡ. Liệu sống như vậy họ có thấy thanh thản trong lòng hay không? Cuộc sống của họ sẽ còn giá trị chứ? Quả thực, đó là những trường hợp thật đáng phê phán và đánh mất đi chính bản chất tốt đẹp bên trong trái tim mình. Lòng nhân ái sẽ là ngọn lửa, sưởi ấm biết bao trái tim cô đơn và bất hạnh, mà để ngọn lửa ấy mãi cháy bỏng, con người ta cần biết rèn luyện và trau dồi những đức tính tốt đẹp ở bản thân, biết hướng về cộng đồng, về lợi ích chung cao đẹp, có như thế giá tị sống mới càng được nâng cao, xã hội mới ngày càng phát triển. Mark Twain đã từng nói: “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”, đúng vậy, chỉ cần có tình yêu thương, sự sẻ chia, dường như những gì khó khăn nhất trên đời này cũng có thể hóa giải. Tôi và bạn, chúng ta hãy cùng nhau chung tay vì cuộc sống này