viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người

2 câu trả lời

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên.

Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao...Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều...Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng...Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những năm trở lại đây trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi lửa một cách dày đặc. những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát cho con người. Hơn hết có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chuyện biến đổi khí hậu là chuyện của quốc gia, chúng ta không thể giải quyết được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá nhân cụ thể sẽ quyết định đến việc ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Nhận ra được tác hại vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp

chúc bạn học tốt 

Hành tinh xanh của chúng ta đang đứng trước rất nhiều mối nguy hại. Và nguy hại nhất đó chính là sự mất cân bằng hệ sinh thái. Mất cân bằng hệ sinh thái là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái làm giảm, tăng, thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ. Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường: Do hoạt động công nghiệp xả thải các chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí. Hiện nay, hậu quả lớn nhất là gây biến đổi khí hậu. Rác thải, nước thải sinh hoạt của con người. Hoạt đông khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nguồn lợi sinh vật, khoáng sản… Từ những nguyên nhân đó đã gây ra những hậu quả khôn lường. Càng này chúng ta cần phải hứng chịu rất nhiều những thiên tai nguy hiểm. Không còn là những cơn bão, lũ lụt, hạn hán bình thường. Mà nó là những trận đại hồng thủy, hạn hán triền miên, những trận động đất, sóng thần lấy đi không ít mạng người, gây thiệt hại về người và của.  Sự biến đổi thất thường về thời tiết khí hậu cũng là lúc dịch bệnh phát triển và hoành hành liên miên. Điển hình như Trung Quốc một dất nước đông dân nhất thế giới đang phải hứng chịu. Trung Quốc bước vào đợt nóng nắng nhất trong năm khi nhiều tỉnh thành phía nam đang trải qua đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong 30 năm khi mưa lớn liên tục xảy ra kể từ đầu tháng 6.  Mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử theo cảnh báo của Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, có thể dẫn tới "nguy cơ thảm họa cao". Lũ lụt tàn khốc cho tới nay khiến 141 người chết hoặc mất tích, khiến 2,25 triệu người dân phải sơ tán khỏi nơi ở. Vậy nên chúng ta cần có những biện pháp khiến cho giảm sự mất cân bằng hệ sinh thái xuống mức thấp nhất. Hãy cần có những biện pháp thiết thực như trồng nhiều cây xanh, giảm sự ô nhiễm không khí,..... Cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

7 lượt xem
1 đáp án
23 giờ trước