Viết đoạn văn 12-15 câu bàn luận về ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đạo đức của học sinh hiện nay

2 câu trả lời

Nhạc sĩ Trần Lập có viết : “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì mũi gai, đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió ”. Vâng, để có được thành công thì con người phải có nghị lực sống. Nghị lực là ý chí, là quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những mục tiêu có ích. Người có nghị lực sống sẽ gặt hái được nhiều thành công; tìm được niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống; sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Xã hội có nhiều người như thế sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ. Trong cuộc sống, có rất nhiều người có ý chí chẳng hạn như Cao Bá Quát khi đi học có chữ viết được ví như  rồng bay phượng múa” nhưng nhờ sự kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu Cao Bá Quát đã nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp; hay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ khi sinh ra đã bị liệt cả hai tay nhưng nhờ có lòng quyết tâm ông đã sử dụng đôi chân miệt mài tập viết, nhờ có vậy mà giờ đây Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành giảng viên của một trường đại học nổi tiếng, đó là những tấm gương sáng đáng được ngưỡng mộ và tuyên dương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số kẻ hèn hạ, nhút nhát “mới thấy sóng cả đã ngã đã ngã tay chèo”, đó là những suy nghĩ đáng bị chê trách. Như vậy, ý chí nghị lực là những là sức mạnh vô hạn tận giúp cho con người chiến thắng những giông tố để bước tới thành công. Vì vậy, là một người học sinh, là một chủ nhân tương lai của đất nước chính, ta cần phải có lòng quyết tâm với mọi việc dù khó hay dễ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Mỗi học sinh muốn trở thành một công dân có ích, một người đóng góp cho xã hội, một người thành công trên cả hai con đường sự nghiệp và thành người thì chỉ có một con đường duy nhất là học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ học sinh đang chạy theo những cách học tiêu cực là "học vẹt" và "học tủ" không chỉ đem lại tác hại cho bản thân mà còn cho cả xã hội.

"Học tủ" là cách học chọn lọc những kiến thức mà mình cho rằng sẽ ra trong bài kiểm tra hoặc bài thi. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với những bạn đoán sai đề mà học sinh hay gọi là "lệch tủ". "Học vẹt" là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi trả bài thì đọc rất trôi chảy, lưu loát nhưng không nắm được nội dung, học một cách máy móc, thụ động và chỉ cần quên một từ là có thể quên cả bài.

Tuy khái niệm về hai phương pháp học này là khác nhau nhưng nó đều có cùng một nguyên nhân. Trước hết phải kể đến nguyên nhân khách quan từ xã hội. Do mặt trái trong tiến trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục còn chưa thực sự phù hợp. Ba mẹ luôn bắt ép con em mình phải luôn luôn học tập, đạt được những thành tích nhất định. Nếu bị điểm kém thì la rầy, trách mắng khiến cho học sinh không còn tìm thấy niềm hứng thú trong học tập. Họ mang trong mình suy nghĩ "Học cho cha mẹ chứ không học cho mình". Ba mẹ gây áp lực khiến con em mình luôn phải "oằn" mình để gánh lấy ước mơ lớn lao của họ. Mặt khác do chương trình học quá nặng nề về kiến thức, kiến thức khô khan, cứng nhắc, ít có điều kiện thực hành khiến nhiều học sinh chán nản, học chống đối bằng cách "học tủ", "học vẹt". Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích học rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp. Một phần khác là do học sinh không có ý thức tự giác, chây lười trong học tập.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước