Viết đoạn văm quy nạp 10-12 câu làm rõ nội dung bài thơ"ông Đồ" tiêu biểu cho lòng thương người và niềm hoài cổ của Vũ Đình Liên

2 câu trả lời

Mở đầu bài thơ tác giả viết “mỗi năm hoa đào nở/ lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “năm nay hoa đào nở/ không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? câu hỏi tu từ “những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi người, hỏi cả một xã hội. rằng thế hệ chúng ta đã làm gì với một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đã cuốn phăng đi có lẽ nào là cả chính mình trong xã hội nhỡn tiền. Hôm nay ngoảnh đầu nhìn lại, thảng thốt bỗng nhớ cái gọi là “ngày xưa”. Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. đó đâu chỉ là câu hỏi, mà là lời day dứt, là tiếng nấc nghẹn của nhà thơ khi chứng kiến cảnh tượng ấy của văn hóa dân tộc. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ.

Với thể thơ ngũ ngôn gieo vân chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, lời thơ giống như một lời kể chuyện thuật lại nét đẹp truyền thống xưa của dân tộc, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, bài thơ chứa đựng đủ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nhất. Qua những nét nghệ thuật tiêu biểu đó, tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.

 Để lam nổi bật ý nghĩa của bài thơ, tác giả đã miêu tả ông đồ vào hai thời điểm, hai hoàn cảnh, hai khoảng thời gian khác nhau. Trước hết là hình ảnh ông đồ thời còn đắc ý qua hai khổ thơ đầu. Mỗi khi Tết đến xuân về, ông đồ cùng mực tàu giấy đỏ bên hè phố qua lại như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường, đó là một cảnh tượng hài hòa giữa con người với thiên nhiên " hoa đào nở" và ông đồ già luôn xuất hiện cùng nhau, giữa con người và con người. Ông đồ trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phầnkhông thể thiếu tạo nên nét đẹp văn hóa cổ truyền ngày Tết.Đaonj thơ đã tái hiện một nét văn hóa, một thú chơi tao nhã và thanh lịch. Ẩn đằng sau câu chữ là sự quý tọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hóa của dân tộc. Tuy vậy, chữ " nhưng" đã khép mở về sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Đến đây, Vũ Đình Liên dường như hóa thân vào ông đồ để cất lên câu hỏi ngỡ ngàng đầy xót xa trước sự thay đổi của thời thế, của lòng người. Giaáy và mự vốn là những vật quen thuộc thân thiết với ông đồ cũng trở nên có hồn và mang tâm trạng : buồn, sầu" cùng con người. Hình ảnh thơ đã tượng trưng cho thấy tình trạng ế ẩm, tâm trạng chán ngán, u uất của ông đồ.Cuồi cùng là hình ảnh ông đồ dần vắng bóng. Ông vẫn ngồi đấy như xưa nhưng cuộc đời hoàn toàn khác xưa. Ông đồ vẫn cố gắng níu kéo , giữ gìn giá trị văn hóa tinh thần đpẹ đẽ , thiêng liêng của dân tộc nhưng cuộc đời và thời cuộc lại vô tình với ông, ông bị gạt ra bên lề của cuộc sống. Như vậy, nội dung bài thơ"ông Đồ" tiêu biểu cho lòng thương người và niềm hoài cổ của Vũ Đình