viet cu phap khai bao cau lenh dieu kien va cau lenh lap
2 câu trả lời
Câu lệnh điều kiện
+ Dạng thiếu: if <điều kiện> then <câu lệnh>;
+ Dạng đủ: if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
Câu lệnh lặp
+ Biết trước số lần lặp: for <biến đếm> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
+ Không biết trước số lần lặp: while <điều kiện> do <câu lệnh>;
* Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
- Cú pháp: If <điều kiện> then <câu lệnh>;
- Trong đó: If, then: là từ khóa.
<điều kiện> thường là phép so sánh.
<câu lệnh> có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là nhóm câu lệnh. Nếu là nhóm câu lệnh thì đặt trong cặp từ khóa Begin và End.
- Cách thực hiện câu lệnh: Khi thực hiện câu lệnh điều kiện dạng thiếu, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện thỏa mãn thì thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại, câu lệnh bị bỏ qua.
* Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
- Cú pháp: If <điều kiện> then <câu lệnh 1>else<câu lệnh 2>;
- Trong đó: If, then: là từ khóa.
<điều kiện> thường là phép so sánh.
<Câu lệnh 1> <Câu lệnh 2>: có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là nhóm câu lệnh. Nếu là nhóm câu lệnh thì đặt trong cặp từ khóa Begin và End.
- Cách thực hiện câu lệnh: Với câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then. Trong trường hợp ngược lại, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
* Câu lệnh lặp:
- Cú pháp: For <biến đếm> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
- Trong đó: For, to, do : là từ khóa.
<biến đếm> là một biến kiểu nguyên.
<giá trị đầu> <giá trị cuối>: là các giá trị nguyên, giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
<câu lệnh>: có thể là câu lệnh đơn, cũng có thể là một nhóm các câu lệnh. Nếu là nhóm các câu lệnh thì đặt trong từ khóa Begin và End.
- Số lần lặp = (giá trị cuối) - (giá trị cuối) +1 (lần)
-Cách thực hiện câu lệnh: Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị bằng giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.