viết bài về tóm tắt di tích lịch sử việt nam( ko lấy bài mạng nha)

2 câu trả lời

Đình Nại Nam được xây dựng vào năm Ất Tỵ (1905) do nhân dân và những người có chức sắc trong làng Nại Nam như các ông Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Bậc, Nguyễn Văn Thanh và Bùi Văn Đắc tham gia đóng góp xây dựng để thờ Thần Hoàng Bổn xứ (thần giữ đất làng) và thờ vọng tổ tiên 18 chư phái tộc.

Ngày nay di tích đình làng Nại Nam ngoài giá trị của một di tích kiến trúc cổ, một trong những ngôi đình làng tiêu biểu còn lại của thành phố Đà Nẵng, đình Nại Nam còn là cơ sở hoạt động cách mạng của nhân dân địa phương qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ngày nay, phần lớn các anh chị hoạt động cách mạng tại đình đã hy sinh. Năm 1996, UBND phường Hòa Cường Bắc đã xây dựng một nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Bia tưởng niệm hiện khắc tên 121 Anh hùng liệt sĩ Hòa Cường qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp có 49 vị; kháng chiến chống đế quốc Mỹ có 51 vị và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 có 21 vị. Với truyền thống Anh hùng LLVT nhân dân đã thúc giục con em Hòa Cường lên đường tham gia chiến đấu và đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh tại chiến trường biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế bảo vệ nhân dân Campuchia trước nạn diệt chủng Pôn - pốt. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, trên đảo Gac-ma thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc 07 chiến sỹ Hải quân quân đội nhân dân Việt Nam là con em phường Hòa Cường cùng với các chiến sỹ Trung đoàn 83 Anh hùng đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ biên cương hải đảo của Tổ quốc. Các anh đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển đảo xa xôi khi tuổi các anh mới chỉ mười tám đôi mươi, để dân tộc Việt Nam tiếp tục ca khúc khải hoàn trên nền tảng chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.

Xin hay nhất !

Chiến khu Tân Trào, đây là một trong số các di tích nổi bật nhất của cách mạng Việt Nam, chứng nhân lịch sử cho cuộc kháng chiến thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, chiến khu Tân Trào đã trở thành một trong số 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Vào ngày 16/08/1945, Đại hội đã quyết định thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, đồng thời bầu ra một chính phủ lâm thời mà người làm chủ tịch không ai khác chính là Bác Hồ Chí Minh và thực hiện làm lễ ra quân cho quân giải phóng Việt Nam.

Trước năm 1945, Tân Trào được gọi là Kim Long và Kim Châu. Sau năm 1945, hai xã Tâm Lập và Hồng Thái được hợp nhất và gọi là Tân Trào.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm