Viết bài văn: cảm nhận của em về can lộc

2 câu trả lời

Cảm nhận về quê hương – Mỗi người chúng ta đều có riêng mình một quê hương, là nơi "chôn rau cắt rốn" là nơi để yêu thương quay về. Là nơi có mẹ, có cha, có những người thân, nơi có những kỷ niệm với người bạn thân của thủa thiếu thời. Tôi luôn yêu quê hương của mình cả trái tim, với tình cảm thân thương sâu sắc.

Mỗi lần nghe thấy những khúc ca mừng xuân, mừng quê hương trong lòng tôi lại trào dâng những kỷ niệm thân thương nhất. Trong bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân có những câu thơ như sau:

"Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay"

Quê hương là nơi chúng ta có những kỷ niệm yêu thương, có những người bạn yêu mến, những kỷ niệm của quê hương với những dòng sông xanh in bóng những hàng cây soi bóng cây xanh. Tôi nhớ những buổi sáng khi mặt trời lấp ló những ngọn tre nhưng làn hơi sương còn phủ trên cánh đồng, những người nông dân đã vác cuốc, vác cày đi làm việc. Những cánh cò trắng bay mải miết trên những cánh đồng xanh ngát xanh, mải miết kiếm tìm tổ ấm của riêng mình.

Bầu trời xanh mênh mang, từng đám mây trắng bay nhè nhẹ trên bầu trời xanh bao la, nhởn nhơ trên cánh đồng xanh mướt. Tôi yêu quê hương của mình, màu xanh tươi đẹp của những cây mạ xanh mơn mởn màu vàng của lúa chín thơm ngát cánh đồng, Màu đỏ của khoai, màu của những bông cà tim tím, trong vườn của mẹ.

Những trưa hè oi ả, nóng bức những người nông dân ngồi nghỉ chân dưới những gốc cây to bóng dâm mát giữa cánh đồng, Những chú trâu làm việc chăm chỉ cần cù ngồi nghỉ chân cho những người nông dân uống nước. Tôi yêu cả những ánh nắng đổ lửa, gay gắt giữa như một bức tranh óng ánh sắc mơ.

Nơi quê hương có ngôi nhà yêu thương với những người thân thiết nhất của tôi, nơi mà mẹ đưa tôi đến trường của ngày đầu nhiều bỡ. Lần đầu tiên đi học, tôi không bao giờ có thể quên được nụ cười thân thiện của cô giáo chủ nhiệm của mình, cô dẫn tay tôi vào lớp làm quen với các bạn, khiến tôi tự tin rất nhiều.

Rồi khi mùa thu tới những trái ổi làm hương thơm của những trái ổi chín vàng thơm mộng. Tôi yêu những âm thanh xào xạc của những chiếc lá lao xao trong vườn, âm thanh kẽo kẹt du dương ầu ơ của mẹ. Quê hương gợi lên vẻ thanh bình thiết tha, gợi lên những cảm xúc ngọt ngào trong ký ức của tôi.

Quê hương tôi không có những âm thanh ồn ào của còi xem của tiếng nhạc xập xình, quê tôi luôn thanh vắng, nhưng âm thanh của tiếng dế kêu, ếch nhái râm ran, những âm thanh thể hiện một cuộc sống thanh bình của vùng thôn quê, gợi lên những ký ức khó phai.

Ôi những đêm trăng sáng vằng vặc, ánh trăng soi sáng mặt nước, gợi lên trong ký ức những kỷ niệm không thể nào quên. Nhưng lúc ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích, những câu chuyện thời xửa thời xưa gợi lên trong lòng tôi những kỷ niệm ngọt ngào, đọng mãi trong ký ức. Dù có đi đâu thì cho tới suốt cuộc đời này tôi vẫn luôn nhớ về quê hương với những kỷ niệm vô cùng dịu êm, nơi mà cảm tuổi thơ tôi đã gắn bó thân thuộc, một góc bình yên trong trái tim của tôi.

Dù quê hương ngày nay có những thay đổi nhiều tới đâu thì những hình ảnh mộc mạc vẫn vẹn nguyên mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi. Tôi tự nhủ với lòng mình sẽ luôn cố gắng học tập để mai sau lớn lên xây dựng quê hương giàu đẹp vẹn nguyên, lớn mạnh hơn nữa.

Thời vua Hùng dựng nước, nước Việt được chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là vùng đất Nam Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ bộ này.

Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh (thời thuộc Ngô - 271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường - 679), huyện Hà Hoàng thuộc về đất Hoan Châu.

Thời nhà Trần, Can Lộc có tên là huyện Phỉ Lộc thuộc Nghệ An phủ.

Thời Lê Sơ huyện Thiên Lộc được thành lập gồm 27 xã. Tên huyện Thiên Lộc cùng với địa giới huyện này được hoạch định rành mạch bắt đầu từ đó. Lúc đó huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An.

Đến thời nhà Nguyễn, năm Tự Đức thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: ở đâu địa danh có chữ "thiên" phải đổi chữ khác để tỏ lòng tôn kính trời. Từ đó, huyện Thiên Lộc phải đổi thành huyện Can Lộc.

Năm 1976, huyện Can Lộc thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 32 xã: An Lộc, Bình Lộc, Đại Lộc, Đậu Liêu, Đồng Lộc, Gia Hanh, Hồng Lộc, Ích Hậu, Khánh Lộc, Kim Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Phù Lưu, Quang Lộc, Sơn Lộc, Song Lộc, Tân Lộc, Thanh Lộc, Thiên Lộc, Thịnh Lộc, Thuận Lộc, Thuần Thiện, Thường Lộc, Thường Nga, Tiến Lộc, Trung Lộc, Trường Lộc, Tùng Lộc, Vĩnh Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc, Yên Lộc.

Ngày 27 tháng 10 năm 1984 một phần đất xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc được cắt để thành lập thị trấn Can Lộc, thị trấn huyện lị huyện Can Lộc.

Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập từ tỉnh Nghệ Tĩnh, huyện Can Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh, gồm 1 thị trấn Can Lộc và 32 xã: An Lộc, Bình Lộc, Đại Lộc, Đậu Liêu, Đồng Lộc, Gia Hanh, Hồng Lộc, Ích Hậu, Khánh Lộc, Kim Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Phù Lưu, Quang Lộc, Sơn Lộc, Song Lộc, Tân Lộc, Thanh Lộc, Thiên Lộc, Thịnh Lộc, Thuận Lộc, Thuần Thiện, Thường Lộc, Thường Nga, Tiến Lộc, Trung Lộc, Trường Lộc, Tùng Lộc, Vĩnh Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc, Yên Lộc.

Ngày 2 tháng 3 năm 1992, hai xã Đậu Liêu và Thuận Lộc nguyên thuộc huyện Can Lộc được cắt để chuyển về thị xã Hồng Lĩnh. Huyện còn lại 1 thị trấn Can Lộc và 30 xã: An Lộc, Bình Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Gia Hanh, Hồng Lộc, Ích Hậu, Khánh Lộc, Kim Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Phù Lưu, Quang Lộc, Sơn Lộc, Song Lộc, Tân Lộc, Thanh Lộc, Thiên Lộc, Thịnh Lộc, Thuần Thiện, Thường Lộc, Thường Nga, Tiến Lộc, Trung Lộc, Trường Lộc, Tùng Lộc, Vĩnh Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc, Yên Lộc.

Ngày 2 tháng 8 năm 1999, hợp nhất thị trấn Can Lộc và xã Đại Lộc thành thị trấn Nghèn.

Cuối năm 2006, huyện Can Lộc có 1 thị trấn Nghèn và 29 xã: An Lộc, Bình Lộc, Đồng Lộc, Gia Hanh, Hồng Lộc, Ích Hậu, Khánh Lộc, Kim Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Phù Lưu, Quang Lộc, Sơn Lộc, Song Lộc, Tân Lộc, Thanh Lộc, Thiên Lộc, Thịnh Lộc, Thuần Thiện, Thường Lộc, Thường Nga, Tiến Lộc, Trung Lộc, Trường Lộc, Tùng Lộc, Vĩnh Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc, Yên Lộc.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, 7 xã của huyện Can Lộc là: Ích Hậu, Hồng Lộc, Phù Lưu, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc được cắt về cho huyện Lộc Hà.