viết bài tuyên truyền về việc ko thả bóng bay

2 câu trả lời

Nguyệt Linh gửi thư đến hơn 40 trường, cho rằng bóng bay thả lên trời sẽ gây hại cho các loài vật, hy vọng nhà trường dừng hoạt động này.

Ngày 25/7, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), nhận được bức thư từ học trò lớp 5M2 Nguyễn Nguyệt Linh với câu hỏi "trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng, hoặc hạn chế số lượng bóng bay có được không"?

Nguyệt Linh chia sẻ nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời vào lễ khai giảng, nhưng khi tìm thấy thông tin bóng bay được làm từ nylon, có thể gây hại đến các loài chim hay sinh vật khác, em mong muốn các trường không tổ chức hoạt động này.

"Con chỉ muốn gửi thông điệp Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển", Linh viết trong thư.

Nguyệt Linh hòa mình với thiên nhiên trong một buổi học nhiếp ảnh. Ảnh: NVCC

Nguyệt Linh hòa mình với thiên nhiên trong một buổi học nhiếp ảnh. Ảnh: NVCC

Nhận được bức thư, Hiệu trưởng Khang đánh giá ý tưởng của Linh rất đẹp. Việc thả bóng bay là thói quen của không chỉ trường Marie Curie mà của nhiều trường, nhưng không mấy người nghĩ đến hệ lụy như Linh.

Theo thầy Khang, hiện mọi người rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, từ việc không sử dụng túi nylon, ống hút nhựa... Thế nhưng việc thả bóng bay làm từ chất khó phân hủy thì không mấy người nghĩ đến, kể cả thầy, bởi hoạt động này khiến mọi người hào hứng, diễn ra ở một sự kiện ý nghĩa như khai giảng hay ngày thơ. Vì vậy, thầy rất bất ngờ với ý tưởng của Linh.

Đêm qua, thầy giáo 70 tuổi đã viết thư phản hồi: "Thầy sẽ đặt cho lễ khai giảng năm học 2019-2020 là Lễ khai giảng Nguyệt Linh để ghi nhận ý kiến tuyệt vời của con. Thầy hy vọng việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của thầy trò chúng ta sẽ được nhiều nơi hưởng ứng".

Hiệu trưởng trường Marie Curie cho rằng bức thư của Linh sẽ chạm tới nhiều người chứ không chỉ riêng thầy cô trong trường. Ngoài việc thể hiện thông điệp ý nghĩa, bức thư cũng cho thấy kết quả giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đối với học sinh.

Màn thả bóng bay ngày khai giảng năm học 2018-2019 tại Hà Nội.

Chị Lê Nguyệt, mẹ của Nguyệt Linh, cho biết Linh có ý tưởng viết một bức thư gửi các trường cách đây ba ngày và mất một ngày để soạn thư, tìm email. Em đã gửi thư tới hơn 40 trường và bốn trường đã phản hồi đồng ý không thả bóng bay trong lễ khai giảng.

"Chiều qua, khi ba trường phản hồi email, con rất phấn khích, nhảy lên sung sướng. Buổi tối muộn, khi nhận được thư từ thầy Khang, con vui mừng hơn", chị Nguyệt nói và chia sẻ vui mừng khi việc làm nhỏ bé của con được đón nhận.

Gia đình chị Nguyệt có quan điểm giáo dục mở, đặt tiêu chí hạnh phúc của con lên hàng đầu. Ngay từ nhỏ, chị đã cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường như Ngày Trái Đất.

Cách đây một năm, chị cho Linh học lớp nhiếp ảnh. Những bức ảnh về rác thải trên biển với thông điệp bảo vệ môi trường của thầy giáo đã tác động nhiều tới Linh. Em xin ảnh từ thầy để dựng thành video tuyên truyền về hạn chế rác thải nhựa. Tháng 6, khi tham gia một khóa học làm phim, Linh đã rủ các bạn cùng đóng phim với nội dung liên quan đến vấn đề này.

Đọc bài báo chia sẻ bóng bay cũng là rác thải, Linh đã không chơi thứ đồ chơi này. Gần khai giảng, em than vãn với bố mẹ về việc các trường sẽ thả rất nhiều bóng bay vào môi trường nên được bố mẹ gợi ý hãy làm điều gì đó.

"Khi con nói sẽ viết thư gửi các trường, tôi rất bất ngờ và ủng hộ con. Ban đầu, tôi đề xuất con viết thư tay nhưng con bảo sẽ tự đánh máy và gửi email để bức thư đến được với nhiều thầy cô một cách nhanh hơn", chị Nguyệt kể và hy vọng việc làm nhỏ của con sẽ góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dưới đây là toàn văn bức thư Nguyệt Linh:

"Hà Nội, ngày 24 tháng 7, năm 2019.

Kính thưa Thầy/Cô hiệu trưởng,

Con là Nguyễn Nguyệt Linh, chuẩn bị năm nay là con lên 6. Năm lớp 5 con là học sinh 5M2, trường Marie Curie, Hà Nội.

Con biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời. Sau những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nylon tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết ạ. Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ? Con chỉ muốn gửi thông điệp:

Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển.

Hiện nay, thế hệ chúng con bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường. Con rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô ạ.

Con xin chân thành cảm ơn.

Ngày 25/7, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), nhận được bức thư từ học trò lớp 5M2 Nguyễn Nguyệt Linh với câu hỏi "trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng, hoặc hạn chế số lượng bóng bay có được không"?

Nguyệt Linh chia sẻ nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời vào lễ khai giảng, nhưng khi tìm thấy thông tin bóng bay được làm từ nylon, có thể gây hại đến các loài chim hay sinh vật khác, em mong muốn các trường không tổ chức hoạt động này.

"Con chỉ muốn gửi thông điệp Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển", Linh viết trong thư.

Nguyệt Linh hòa mình với thiên nhiên trong một buổi học nhiếp ảnh. Ảnh: NVCC

Nguyệt Linh hòa mình với thiên nhiên trong một buổi học nhiếp ảnh. Ảnh: NVCC

Nhận được bức thư, Hiệu trưởng Khang đánh giá ý tưởng của Linh rất đẹp. Việc thả bóng bay là thói quen của không chỉ trường Marie Curie mà của nhiều trường, nhưng không mấy người nghĩ đến hệ lụy như Linh.

Theo thầy Khang, hiện mọi người rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, từ việc không sử dụng túi nylon, ống hút nhựa... Thế nhưng việc thả bóng bay làm từ chất khó phân hủy thì không mấy người nghĩ đến, kể cả thầy, bởi hoạt động này khiến mọi người hào hứng, diễn ra ở một sự kiện ý nghĩa như khai giảng hay ngày thơ. Vì vậy, thầy rất bất ngờ với ý tưởng của Linh.

Đêm qua, thầy giáo 70 tuổi đã viết thư phản hồi: "Thầy sẽ đặt cho lễ khai giảng năm học 2019-2020 là Lễ khai giảng Nguyệt Linh để ghi nhận ý kiến tuyệt vời của con. Thầy hy vọng việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của thầy trò chúng ta sẽ được nhiều nơi hưởng ứng".

Hiệu trưởng trường Marie Curie cho rằng bức thư của Linh sẽ chạm tới nhiều người chứ không chỉ riêng thầy cô trong trường. Ngoài việc thể hiện thông điệp ý nghĩa, bức thư cũng cho thấy kết quả giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đối với học sinh.