viết bài tập làm văn số 2-văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giải giúp mk 4 đề luôn nha k chép mạng nha thank you mn

2 câu trả lời

   CÔ BÉ BÁN DIÊM :

- Mở bài: giới thiệu khung cảnh giao thừa, hoàn cảnh cô bé bán diêm (đói rét, không dám về nhà)

- Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.

   + Lần thứ nhất em thấy lò sưởi

   + Lần thứ hai thấy bàn ăn

   + Lần thứ ba thấy cây thông No-el

   + Lần thứ tư gặp bà

   + Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em

- Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.

Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết

   + Họ không thể biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy khi bật diêm

  Dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

   + Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

   + Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

  Kể về kỉ niệm làm em nhớ mãi.

I. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

II. Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

III. Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

  Kể lại câu chuyện Lão Hạc khi Lão Hạc đến nhà ông giáo báo tin đã bán chó.

I/ Mở bài: Ngôi kể thứ I (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)

Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.

II/ Thân bài:

  • Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
    • Lão Hạc báo tin bán chó
    • Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
      • Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc
      • Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
      • Lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.
  • Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc
  • Biểu cảm:
    • Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
    • Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)

III/ Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.

Chào em, em tham khảo dàn ý chi tiết sau nhé:

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.

Gợi ý dàn bài (trang 103 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

  1. Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi của em.
  2. Thân bài

 - Tả về hình dáng của con vật nuôi đó:

   + Tả bao quát hình dáng bên ngoài của con vật: bộ lông, màu da, vóc dáng.

   + Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt, thân hình, chân, đuôi.

  - Tả sơ lược về thói quen sinh hoạt, sở thích của con vật nuôi đó (ăn uống, vui chơi, làm nhiệm vụ…)

  - Nói về môi trường sống của con vật nuôi đó.

  - Kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi: Vật nuôi lập kì tích đuổi trộm, trông nhà.

  1. Kết bài:Tình cảm và lời hứa với vật nuôi.

Đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

Gợi ý dàn bài (trang 103 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

  1. Mở bài:Giới thiệu vấn đề
  2. Thân bài

- Hoàn cảnh, thời gian mắc lỗi

- Kể lại sự việc mình mắc lỗi, ví dụ:

+ Quay cóp trong giờ

+ Không làm bài tập

+ Nói dối

+ ....

- Nguyên nhân nào đã khiến em mắc lỗi đó.

- Hậu quả để lại là gì?

- Cách giải quyết.

- Cảm xúc, suy nghĩ của em.

  1. Kết bài:Bài học rút ra cho bản thân sau lần ấy.

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

Gợi ý dàn bài (trang 103 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

  1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
  2. Thân bài:

- Hoàn cảnh, địa điểm em đã giúp đỡ người khác.

- Kể lại diễn biến lần giúp đỡ đó, ví dụ:

+ Giúp đỡ bà cụ qua đường.

+ Giúp đỡ em bé lạc đường.

+ Giúp đỡ chép bài cho bạn khi bạn bị ốm.

+ ....

- Kết quả nhận được sau lần giúp đỡ đó

+ Với người được giúp đỡ họ tỏ thái độ thế nào: biết ơn, trân trọng...

+ Với bản thân em sau khi giúp đỡ người khác thấy thế nào: hạnh phúc, vui vẻ...

- Bài học: em sẽ làm nhiều việc tốt hơn nữa để cuộc sống ý nghĩa hơn.

  1. Kết bài:Tổng kết vấn đề: Ý nghĩa của việc giúp đỡ những người xung quanh.

Để 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Gợi ý dàn bài (trang 103 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

  1. Mở bài:Dẫn dắt hoàn cảnh việc chứng kiến câu chuyện của lão Hạc kể lúc bán chó.
  2. Thân bài:

  - Nêu không gian, thời gian và nhân vật diễn ra trong sự việc.

  - Nêu các sự việc chính theo trật tự truyện kể:

   + Vừa gặp lão Hạc đã nói “bán rồi”

   + Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước

   + Lão bắt đầu khóc hu hu như đứa trẻ, cái miệng móm mém của lão cứ méo xệch đi

   + Lão tự dằn vặt bản thân bằng này tuổi còn nhẫn tâm lừa một con chó, lão ân hận, dằn vặt

   + Phản ứng của ông giáo

  - Cảm xúc và suy nghĩ về nhân vật lão Hạc.

  1. Kết bài:Từ hoàn cảnh của lão Hạc, bản thân em (sự hóa thân vào người kể chuyện) em có suy nghĩ gì về thân phận người nông dân trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm