viết 2 đoạn văn +Đoạn 1 : Nói vể tính cách lão hạc +Đoạn 2 : Suy nghĩ vể cái chết cũa lão
2 câu trả lời
Đọc phần trước đoạn trích chúng ta biết Lão Hạc là một người yêu thương con. Vợ chết đã lâu cảnh gà trống nuôi con đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ cảm thấy nhục lắm vẫn chí đi phu đồn điền ở cao su tuổi già sống lặng lẽ Lão Hạc chỉ còn biết tâm sự với cậu Vàng sao chẳng uống kéo dài lão yếu đi Ghê lắm đồng tiền bấy lâu nay dành dụm đã cạn dần
.cơn bão ập đến phá sạch sành sanh hoa mầu trong vườn .vì thế lão lấy tiền đâu để nuôi cậu Vàng.
Lòng nhân hậu của lão Hạc thương cả Cậu Vàng ăn trong một cái bát chia sẻ thức ăn chăm sóc trò chuyện với cậu như một con người giá vàng ngày 1 lần cuộc đời Lão Hạc với đi ít nhiều nỗi buồn cô đơn đắng cay vì thế sau khi bán cầu vàng đi Lão Hạc xuống đáy bi kịch dẫn đến cái chết vô cùng bi thảm lão hạc là một lão nông nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng
Đoạn 2:
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.