viết 1 đoạn văn ngắn về chi tiết mặt ghềnh Hát Loóng trong tác phẩm người lái đò sông đà (help me :(()

2 câu trả lời

.

Nguyễn Tuân đã vô cùng tinh tế tỉ mỉ khi miêu tả cái hung bạo của sông Đà qua ghềnh thác trên sông mà đặc biệt là ở mặt ghềnh Hát Lóong. Mặt ghềnh Hát Lóong chính là gần dài nhất, nguy hiểm nhất trong số 73 ghềnh thác trên sông Đà. Không đi quá tỉ mỉ, cận cảnh. Chỉ một câu văn của Nguyễn Tuân thôi mà dường như mặt ghềnh ấy, dòng sông ấy ẩn chứa trong mình nó mọi hiểm nguy man dại. Nguyễn Tuân dùng một câu văn đầy giá trị tạo hình để khẳng định được sự nguy hiểm của nơi đây "Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lóong, nó dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra". Ở câu văn này, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ khả năng bậc thầy về ngôn ngữ. Câu văn được tác giả cố tình mở rộng biên độ để tạo hình chiều dài tưởng như vất tận của ghềnh thác trên sông Đà. Câu văn tuy dài song không tạo nên cảm giác dàn trải, chậm rãi vì được tác giả chia thành nhiều về nhắn tạo nhịp điệu nhanh, mạnh, gấp gáp. Các cấu trúc trùng điệp giữa các vế "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió" đã tạo ra một phản ứng dây chuyền giữa bốn đối tượng là nước, đá, sóng và gió. Bình thường mỗi thế lực này đã mang sẵn trong mình sức mạnh ghê gớm của tự nhiên nay chúng lại được gối lên nhau để tạo nên một sức mạnh vô cùng khủng khiếp. Thêm vào đó là các từ như xô, cuồn cuộn, gùn ghè vừa gợi hình, vừa gợi thanh nên tất cả đã giúp nhà văn tạo hình một cách sống động  dòng chảy cuồn cuộn dữ dội đầy nguy hiểm với bất cứ một người lái đò nào. Mặt ghềnh Hát Lóng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân là mặt ghềnh của thử thách. Mặt ghềnh ấy đã tạo nên sự thi vị, tô đạm cái dữ dội, hùng vĩ của con sông bạt ngàn. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm