Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích 2 câu thơ sau : Cánh buồm giương to như mảnh hồn láng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

2 câu trả lời

1. Dàn ý Cảm nhận hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

Yêu cầu cụ thể:

a. Yêu cầu về kỹ năng:

  • Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm".
  • Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
  • Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.

b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể có các cách làm bài khác nhau, nhưng cơ bản phải trình bày được những ý sau:

  • Cách thể hiện vẻ đẹp của cánh buồm: Mang ý nghĩa tượng trưng, đều được so sánh  với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng.
  • Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành công trong câu: "Cánh buồm giương to... thâu góp gió". Nhà thơ so sánh: "Cánh buồm" với "mảnh hồn làng". -> một tâm hồn
    nhạy cảm, gắn bó với quê hương làng xóm.
  • Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và kỳ vĩ, là linh hồn của quê hương …-> Sự trìu mến thiêng liêng, những hy vọng mưu sinh … của người dân chài đã được
    gửi gắm vào cánh buồm -> Sự tinh tế của nhà thơ.

Hai câu thơ trên đã tả về một cảnh đẹp:: cánh buồm trắng đã no căng, gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tác giả đã có một so sánh rất lạ nhưng thú vị: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Biện pháp tu từ so sánh  thường lấy đối tượng là trừu tượng để so sánh với đối tượng cụ thể ,để người đọc, người nghe sẽ có thể dễ dàng hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của tác giả, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”.Ccahs việt mới thật độc đáo và tài hao lm sao! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, tác giả đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.


Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước