Viết 1 đoạn văn bàn về tư tưởng đạo lí "tôn sư trọng đạo" trong thời đại công nghệ hiện nay

2 câu trả lời

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta nên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vậy thế nào là “tôn sư trọng đạo” ? “Tôn sư trọng đạo” là người học trò biết ơn, kính trọng người đã dạy dỗ mình. Vì sao ta phải “tôn sư trọng đạo” ? Người thầy là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại. Thầy không chỉ là người dạy cho ta những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, mà thầy còn dạy bảo ta trở thành người có nhân cách đạo đức tốt đẹp, giúp ta trở thành người phát triển toàn diện… Chính vì vậy, dân gian ngày xưa có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ ngàn xưa có nhiều tấm gương người thầy nổi tiếng như: Thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Đình Chiểu. Và chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành… Làm sao để thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” ? Người dân Việt Nam chúng ta luôn yêu quý và luôn thể hiện lòng biêt ơn sâu sắc đối với thầy cô. Và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân – ngày tôn vinh người thầy và nghề dạy học. Hình ảnh cha mẹ học sinh, học sinh tặng hoa, gửi lời chúc đến các thầy cô giáo trong ngày 20-11 và các cán bộ công chức cao cấp của Đảng và Nhà nước đến thăm thầy cô cũ đã nói lên sâu sắc truyền thống và đạo lí tốt đẹp đó. Hoặc đơn giản hơn, việc học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành cũng là hình thức đền đáp công ơn những người đã dạy dỗ mình. Tại sao chúng ta phải giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo” này ? Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy đã ít nhiều thay đổi, nhưng vị trí của người thầy thì không suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn, thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người dắt ta để đưa tri thức với chúng ta. Hiện nay, bên cạnh những học sinh rất tôn trọng thầy cô cũng như làm cho thầy cô vui lòng thì còn có những người đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đến thầy cô, làm cho thầy cô buồn lòng. Đó là một hành động đáng bị phê phán, chê trách. “Tôn sư trọng đạo” mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bản thân em là học sinh nhận thức được tầm quan trọng của người thầy đối với quá trình học tập của em cũng như đối với tương lai đất nước, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, chăm ngoan học giỏi, đạt nhiều thành tích tốt về học tập để không phụ lòng thầy cô giáo tin tưởng và mong mỏi ở em

Ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù là xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức. Vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học và những lời dạy của cha ông xưa vẫn không hề cũ đối với các thế hệ học trò.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
1 đáp án
1 ngày trước