viết 1 bản báo cáo về tự nhiên dân cư xã hội kinh tế của khu vực đông nam á

2 câu trả lời

I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
– Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
– Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
– Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
– Diện tích: 4,5 triệu km2.
Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo.

2. Điều kiện tự nhiên
a. Đông Nam Á lục địa:
– Địa hình:
+ Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam.
+ Ven biển có các đồng bằng châu thổ màu mỡ.
– Khí hậu, sinh vật:
+ Nhiệt đới, gió mùa
+ Đa dạng: Rừng nhiệt đới ẩm, rừng xavan, xavan cây bụi.
– Sông ngòi, biển:
+ Dày đặc sông lớn
+ Đường bờ biển dài

– Đất đai, khoáng sản:
+ Đất màu mỡ: feralit, phù sa…
+ Đa dạng: than, sắt, dầu khí…
b. Đông Nam Á biển đảo :
– Địa hình:
+ ít đồng bằng nhưng màu mỡ, nhiều đồi núi, núi lửa
+ nhiều đảo và quần đảo.
– Khí hậu, sinh vật:
+ Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
+ Rừng xích đạo ẩm thấp
– Sông ngòi:
+ Sông ngắn và dốc, ít.

+ Vùng biển rộng lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
– Đất đai, khoáng sản:
+ Đất đai màu mỡ: phù sa, Feralit…
+ Khoáng sản phong phú: than, thiếc, đồng, dầu mỏ…

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi:
– Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
– Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
– Nhiều khoáng sản => Phát triển công nghiệp.
– Nhiều rừng => Phát triển lâm nghiệp.
– Phát triển du lịch

b. Khó khăn:
– Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
– Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c. Biện pháp:
– Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
– Phòng chống, khắc phục thiên tai.

 

II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
– Dân số đông, mật độ cao.
– Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
– Dân số trẻ.
– Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế => ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống

– Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.

2. Xã hội
– Các quốc gia có nhiều dân tộc
– Một số dân tộc phân bố rộng => ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
– Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
– Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

 

 Vị trí địa lí và lãnh thổ;Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc. Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.  Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. Diện tích: 4,5 triệu km2. Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước