Viết 1 bài kể về 1 kỉ niệm khi em ốm đc mẹ chăm sóc

2 câu trả lời

Có những người sinh ra đã ở trong môi trường hết sức thuận lợi để trở thành công dân toàn cầu.

Ví dụ, nếu như 50 năm trước đây, Hàn Quốc và Việt Nam gần tương đương với nhau về điều kiện kinh tế, thì ngày nay Hàn Quốc đã vượt xa Việt Nam. Nếu bạn sinh ra là người Hàn Quốc, thì sẽ đi được đến 166 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới mà không cần visa (so với Việt Nam: 44), và thu nhập b

Nếu bạn sinh ra trong một gia đình giàu có ở Việt Nam, với mức thu nhập còn cao hơn trung bình của Hàn Quốc, thì điều kiệu cho bạn trở thành công dân toàn cầu cũng không đến nỗi tồi. Nhưng nếu bạn là một học sinh của một gia đình bình thường (và hầu hết các học sinh là trong hoàn cảnh này), thì bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại khách quan, và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực và đi đúng hướng để vươn lên thành công dân toàn cầu.

Thứ nhất, bạn cần có được một nền giáo dục tốt, vì đó sẽ là cánh cửa chính để cho bạn thoát khỏi luỹ tre làng. Nhưng bạn cũng biết là điều kiện giáo dục ở Việt Nam cho con nhà nghèo còn rất khiêm tốn, càng lên bậc học cao hơn càng khiêm tốn. Bởi vậy, có lẽ bạn sẽ muốn đi du học nước ngoài.

Du học nước ngoài là chuyện khá tốn kém nếu bạn phải tự trang trải toàn bộ các phí (và gia đình của bạn có thể sẽ không gánh nổi). Như vậy bạn cần tìm học bổng. Để có được học bổng, bạn cần chứng tỏ cho các trường trên thế giới biết là bạn xứng đáng được học bổng.

Ai xứng đáng được học bổng? Đó là những học sinh có triển vọng học tập tốt, làm rạng danh nhà trường. Tức là bạn phải chứng tỏ cho người ta thấy triển vọng của bạn.

Làm sao để người ta đánh giá triển vọng học tập của bạn ra sao? Người ta sẽ dùng một số tiêu chí cơ bản như:

Khả năng về ngôn ngữ. (Muốn học được tất nhiên phải biết tiếng cái đã)

Kiến thức phổ thông nói chung (qua các test, ví dụ như SAT), đặc biệt là khả năng về logic và toán học.

Các thành tích đặc biệt nếu có, và những điều thể hiện tính cách của bạn (ví dụ như tham gia các cuộc thi quốc tế được giải, nổi trội trong các hoạt động có chứng nhận).

Sự giới thiệu của những người có uy tín cao đối với họ.

Tại sao người ta lại chủ yếu dùng toán học (và các môn tự nhiên khác như tin học, vật lý), chứ không phải văn học hay lịch sử để đánh giá bạn? Lý do thứ nhất là, ở bậc phổ thông, văn học và lịch sử mang nặng tính địa phương, còn toán học luôn có tính toàn cầu. Đánh giá bằng kiến thức lịch sử rất khó, còn bằng toán dễ hơn. Lý do thứ hai là, khả năng suy luận một cách có lô gích, có cấu trúc thuật toán (toán – tin học) là thứ mà học ngành nào cũng sẽ cần.

Chính bởi vậy, tuy rằng điều này hơi đem lại bất công cho các môn khác, nhưng trong các môn học thì môn ngoại nhữ và môn toán – tin học chính là hai môn quan trọng nhất giúp bạn có thể trở thành “học sinh toàn cầu”, và đó chính là bệ phóng quan trọng nhất để trở thành công dân toàn cầu tương lai!

Tất nhiên, điều trên không có nghĩa là bạn chỉ nên học toán – tin và ngoại ngữ mà bỏ qua các thứ khác. Bạn vẫn cần các kiến thức văn hoá chung, rèn luyện bản thân để trở thành một con người tử tế, đáng tin cậy, có nền tảng văn hoá cơ bản tốt. Khi đó đi đâu bạn cũng sẽ được chấp nhận.

Mới đó một tuần nghỉ ở nhà bị ốm cũng đã qua, hôm nay tôi trở lại học bình thường. Những ngày ốm là những ngày bản thân tôi thấy yếu ớt, thấy nặng nề nhất. Nhưng trong mấy ngày ốm đau ấy, mẹ đã luôn túc trực bên tôi, chăm sóc tôi. Tôi yêu mẹ và luôn nhớ mãi khoảnh khắc mẹ chăm sóc tôi khi tôi ốm.

Ngày tôi đổ bệnh, mẹ như thêm mối bận lòng. Tôi không ra ngoài chạy nhảy đi chơi được nữa, cũng chẳng lon ton tự đến trường như bao ngày bình thường. Bố đi làm xa, chỉ có mẹ ở nhà một mình chăm sóc tôi. Mẹ viết đơn xin phép nghỉ học rồi gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm xin cho tôi nghỉ mấy ngày ốm. Tôi chỉ nằm liệt giường. Mẹ luôn ở bên cạnh tôi chăm sóc. Tôi thấy nét mặt mẹ buồn rười rượi và thoáng nhiều nỗi ưu tư. Tôi cười bảo mẹ: " Mẹ, con sẽ sớm khỏi thôi, mẹ đừng lo ạ." Mẹ nghe xong chỉ cười mà đôi mắt vẫn chẳng giấu được nỗi đau xót. Ánh mắt vẫn luôn trìu mến nhìn tôi như bao lần nhưng hôm nay nó ánh lên cả những tia buồn hiu hắt. Những ngày tôi ốm cũng là những ngày mẹ thức trắng vì lo tôi giật mình giữa đêm khuya. Có lẽ bởi thế, mẹ gầy đi trông thấy. Làn da sạm đen hơn, cái dáng hao gầy như thêm phần khắc khổ. Tôi chỉ muốn mình sớm khỏi bệnh để không phải thấy mẹ gầy đi như thế này.

Ngày nào cũng thế, mẹ tranh thủ thời gian khi tôi còn đang ngủ, mẹ dậy sớm làm các công việc nhà rồi lại nhanh chóng vào với tôi để đưa cháo tôi ăn, đưa thuốc tôi uống, rồi động viên tôi chóng khỏi. Có những đêm tôi bất giác trở mình giữa canh khuya, chợt thấy mẹ đang gục xuống cạnh giường tôi. Tôi thấy rõ những sợi tóc bạc trắng điểm, làn da sạm đen, bàn tay thô ráp chai sần. Mẹ đã vất vả lắm. Tôi muốn khóc òa nhưng sợ mẹ tỉnh, lại cố gắng giấu nhẹm giọt nước mắt vào trong tim.

Những ngày tôi đỡ hơn, mẹ mượn sách của bạn về cho tôi xem lại để lòng đỡ buồn. Bài nào không hiểu thì cái Lan, cái Vy sẽ sang tận tình giảng tôi nghe. Thoắt cái, một tuần liền trôi qua, tôi khỏi ốm và có thể trở lại trường. Tôi thấy mẹ vui hẳn lên, lòng như nhẹ nhõm và yên tâm hơn hẳn.

Mẹ - mẹ đã thức cả một đời vì con như thế, thức một đời để con có giấc ngủ bình yên. Mẹ đã đánh đổi rất nhiều vì con. Mẹ - con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

2 lượt xem
2 đáp án
4 giờ trước