vì sao trong quá tình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1920 -1930, được coi là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với cách mạng Việt nam

2 câu trả lời

   Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam. Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)... Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới.Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít - lêninnít.Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học căn cứ vào các văn kiện của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước lao kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Nếu "tự lực" có nghĩa là dựa vào sức mình để sống và làm việc, tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại vào người khác thì "tự cường" có nghĩa là tự làm cho mình mạnh lên, không chịu thua kém người khác, dân tộc khác. Tự lực, tự cường, tự chủ là những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, mỗi dân tộc vì chứa đựng trong đó lòng tự trọng, ý chí vươn lên và khát vọng khẳng định bản thân. Là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường và nổi bật trong tư tưởng đặc sắc đó của Người là một số nội dung chính sau đây.

Thứ nhất, Hồ Chí Minh coi tự lực, tự cường là tiền đề của độc lập tự do và là điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ, vị thế ngoại giao.

Thực tế đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa đã giúp Hồ Chí Minh hiểu rằng: Công cuộc giải phóng phải là công cuộc "tự giải phóng" chứ không thể trông chờ vào thiện chí hay sự bố thí, rộng lượng của những kẻ cướp nước. Vì thế, lên án chủ nghĩa thực dân bao nhiêu thì Người cũng quyết liệt bấy nhiêu trong việc kêu gọi nhân dân các dân tộc bị áp bức tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng: "Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"(1).'

Trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động quốc tế, Người luôn nhấn mạnh: Việc giải phóng của ta phải do ta tự làm lấy chứ không thể trông mong vào lực lượng bên ngoài. Tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi vào tháng 8/năm 1945, Người đã kêu gọi đồng bào "đem sức ta mà giải phóng cho ta". Sức mạnh như "triều dâng, thác đổ" của tinh thần dân tự giải phóng đã mang lại nền độc lập thiêng liêng cho Tổ quốc.

Từ kinh nghiệm và bài học thực tế của Việt Nam và thế giới, Người đã rút ra kết luận: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập"(2). Sau khi đã giành được chính quyền, với vị thế của một nguyên thủ Quốc gia, Hồ Chí Minh tìm mọi cách để duy trì sự độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam. Người nói: "Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào"(3), kể cả sự can thiệp của các đồng minh. Khi động viên toàn dân tích cực tham gia và ủng hộ kháng chiến vì nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc, Người nói rõ: "Mỗi một người dân phải hiểu: Có tự lập mới độc lập, có tự cường, mới tự do"(4).

Là một nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc, Hồ Chí Minh luôn coi đoàn kết quốc tế là chiến lược trọng yếu của Đảng nhưng Người hiểu rằng, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế thì trước hết phải tăng cường nội lực dân tộc, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh. Người nhấn mạnh: "Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn"(5). Ngược lại, nếu không có thực lực thì không thể nói gì đến ngoại giao, càng không thể mong muốn sự bình đẳng, độc lập, tự chủ mà "chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy"(6). Tóm lại, giữa tự chủ, tự lực, tự cường và sức mạnh, vị thế dân tộc có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.

Thứ hai, Hồ Chí Minh khẳng định phát huy tinh thần tự lực, tự cường là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong mọi chặng đường lịch sử.

Là biểu hiện của ý chí và tinh thần độc lập, tự chủ, ngay từ khi tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã hiểu rằng: Nếu biến lý luận Mác - Lênin thành "kinh thánh" và "công thức sáo mòn" thì tức là đã gạt bỏ nó ra khỏi cuộc sống. Vì thế, Người đã rất sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người đã đặt câu hỏi: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại"(7). Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh không chỉ làm cho học thuyết Mác - Lênin được "Việt hóa", thích ứng với điều kiện Việt Nam mà còn giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi tâm lý thụ động để phát huy truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc để đi đến những thắng lợi vĩ đại. 

Với sự trải nghiệm của một người đã từng đi "năm châu, bốn biển", ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã cho rằng nền văn hóa mới của Việt Nam phải góp phần tẩy bỏ tâm lý nô lệ để xây dựng một tinh thần mới - "tinh thần độc lập tự cường"(8). Thực hiện nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Hồ Chí Minh, trong mọi chặng đường cách mạng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đều nỗ lực phát huy tinh thần "Tự lực cánh sinh". Nếu Cách mạng Tháng Tám diễn ra theo tinh thần "mang sức ta mà giải phóng cho ta" thì phương châm cuộc kháng chiến chống Pháp là "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh". Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam không chỉ cần tự lực, tự cường trong công cuộc kháng chiến, giành độc lập mà còn phải tự lực tự cường cả trong việc xây dựng chế độ mới, đưa miền Bắc Việt Nam vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Người yêu cầu: "Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến, thì ngày nay chúng ta càng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà"(9). Người căn dặn, trong mọi hoàn cảnh, luôn phải "lấy tự lực cánh sinh làm gốc để ứng phó với mọi phát triển của tình hình; dù tình hình ấy thuận lợi hay gay go thì ta vẫn chủ động"(10) bởi sự chủ động sẽ mang đến cơ hội thành công và mọi sự phụ thuộc, lệ thuộc đều dẫn đến việc đánh mất quyền độc lập dân tộc.

Thứ ba, Hồ Chí Minh cho rằng tinh thần tự lực tự cường của dân tộc phải được xây đắp bằng ý chí tự lực tự cường, tự lực cánh sinh của mỗi cá nhân.

Tinh thần dân tộc là sự kết tinh ý chí, sức mạnh của toàn dân nên việc phát huy tinh lần tự lực, tự cường không chỉ là trách nhiệm của lực lượng lãnh đạo mà là của muôn dân. Tính tự lực, tự cường không chỉ giúp mỗi con người thành công mà còn giúp họ trở thành những người có lòng tự trọng, hiểu biết và có một cuộc đời hữu ích. Do đó, mỗi người dân phải tự tìm việc làm, tự lên kế hoạch, tự vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc; mỗi khi gặp khó khăn thì tinh thần tự lực, tự cường trong họ càng phải được trỗi dậy và phát huy cao độ. Hồ Chí Minh còn cho rằng tự lực, tự chủ là phẩm chất, quyền lợi mang "tính người" và nếu con người không có quyền tự chủ thì không còn là con người nữa. Vì thế, Người đã viết: "Thế thượng thiên tân hòa vạn khổ/ Mạc như thất khước tự do quyền!/ Nhất ngôn, nhất động bất tự chủ/ Như ngưu, như mã, nhậm nhân khiên"(11) (Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do/ Mỗi việc, mỗi lời không tự chủ/ Để cho người dắt tựa trâu bò). Được tự chủ, làm chủ cuộc đời là hạnh phúc lớn nhất nên khi chế độ dân chủ ra đời, Hồ Chí Minh đã căn dặn nhân dân: Dân chủ không có nghĩa là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm mà phải có tinh thần chủ động khắc phục khó khăn.

Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, miền Nam chưa được giải phóng thì tinh thần tự lực, tự cường càng cần phải phát huy. Hồ Chí Minh căn dặn: "Cứ chờ Đảng và chờ Chính phủ giúp đỡ, thì không đúng đâu. Đảng và Chính phủ đề ra chính sách, phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ. Nhưng đó là phụ. Lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính. Không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh"(12). Hồ Chí Minh yêu cầu tinh thần này phải được lan tỏa và trở thành ý thức tự giác trong mọi tầng lớp nhân dân. Bộ đội phải coi tăng gia sản xuất cũng là một bộ phận trong chính sách tự lực cánh sinh; các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ mặc dù nhận được sự giúp đỡ của nhân dân, sự ưu tiên của chính phủ, cũng "cần phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tùy theo khả năng mà tham gia các công tác trong xã, chớ nên yêu cầu quá đáng, ra vẻ "công thần"(13). Tự lực, tự cường là phẩm chất cao quý mà người có đạo đức, có lòng tự trọng phải có nên trong nhà trường, ngoài việc giáo dục cho học trò lòng yêu nước thương nòi thì "phải dạy cho họ có chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ"(14).

Trong công cuộc giải phóng phụ nữ thì "chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh"(15) cho quyền lợi của chính mình… Sức mạnh của dân tộc được quy tụ bởi sức mạnh của mỗi con người nên phát huy tinh thần tự lực, tự cường của mỗi cá nhân trong xã hội là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh

Thứ tư, Hồ Chí Minh khẳng định việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường hoàn toàn không loại trừ việc tranh thủ sự giúp đỡ của thế giới trên nguyên tắc lấy nội lực làm nhân tố quyết định.

Với tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực và Người luôn khẳng định: Tăng cường sức mạnh nội lực không có nghĩa là đóng kín, khước từ sự giúp đỡ ở bên ngoài mà là phải tìm mọi cách gia tăng sự ủng hộ của thế giới để nhân lên sức mạnh của nội lực. Ngay trong cuộc sống của mỗi con người, có nhiều việc nếu được người khác giúp đỡ thì sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dù vậy, nội lực luôn giữ vai trò quyết định, ngoại lực chỉ gia tăng sức mạnh cho nội lực mà thôi. Hơn nữa, sự giúp đỡ bên ngoài phải thông qua lực lượng bên trong mới phát huy được tác dụng. Vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã"(16). Khi Việt Nam đánh Mỹ và nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh vẫn kiên trì nhắc nhở cán bộ và nhân dân: "Các nước bạn ta, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách vô tư, khẳng khái, để chúng ta có thêm điều kiện tự lực cánh sinh"(17) chứ không phải để ta sinh ra tật ỷ lại, trông chờ vào người khác. Trên thực tế, sức hậu thuận của thế giới thường tỷ lệ thuận với những thắng lợi của nhân dân ta và điều đó đã nói lên vai trò quyết định của nội lực.

#hackerpro1733X

Câu hỏi trong lớp Xem thêm