Vì sao nói khuynh hướng vô sản là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam Mọi người giúp em ạ :((
2 câu trả lời
Trước hết là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình. Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản như: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào chống sưu thuế của nông dân ở Trung kỳ, phong trào đánh Pháp như vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế….
Các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Giai cấp phong kiến, có vai trò tiến bộ nhất định trong lịch sử đã trở thành giai cấp phản động, bán nước, tay sai cho đế quốc. Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu với lực lượng kinh tế phụ thuộc và khuynh hướng chính trị cải lương, không có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập tự do. Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng không thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước.
Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công. Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam? đến lúc này vẫn chưa có lời giải.
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến(1).
Thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nói lên một sự thật lịch sử là: không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Các đường lối và phương pháp này đều không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới, đó là một nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ.
Mặt khác tình hình thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã xác lập được sự thống trị trên phạm vi thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành xâu xé, vừa hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Cùng với những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vô cùng cực khổ, trong đó có nhân dân Việt Nam dưới xiềng xích của chế độ thực dân Pháp. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bắt đầu phát triển và có xu hướng lan rộng. Sự sáng tạo cần nói thêm ở đây của Hồ Chí Minh thể hiện ở năng lực kết hợp “duy lý hoá” và “giải duy lý hoá” khi hoạch định và thực thi tư tưởng - lý luận. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh vừa có tính sáng tạo theo triết lý phương Tây, vừa không xa rời với tâm lý, tình cảm, tập quán văn hoá của con người Việt Nam, được mọi người đón nhận bằng sự chân thành và sẵn sàng dấn thân
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thì lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai khuynh hướng cứu nước diễn ra không thành công. Đó là:
- Khuynh hướng phong kiến (cuối thế XIX) đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX) đã thất bại cùng với phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh