vì sao nói cách mạng nga được xem là cách mạng dân chủ tư sản?
2 câu trả lời
Ở các nước Tây Âu, những cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển lớn mạnh. Những sự kiện này đã ảnh hưởng đến đế quốc Nga: triều đình Nga thực hiện một số cải cách quan trọng, chế độ nông nô bị bãi bỏ, công cuộc công nghiệp hóa được thực hiện, hiến pháp được cải cách. Mặc dù vậy, những cải cách này không đánh sập được chế độ phong kiến: bước sang đầu thế kỷ XX, nước Nga vẫn còn là một nước quân chủ chuyên chế do Sa hoàng Nikolai II đứng đầu, có nền chính trị và kinh tế lạc hậu. Thế nhưng, Nga vẫn bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Vì vậy, Nga bấy giờ là một đế quốc quân phiệt, có những bản sắc riêng.
Điều này đã khiến cho mâu thuẫn trở nên thật phức tạp và gay gắt tại Nga:
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản,
Mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc và tư sản với nông dân,
Mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không gay gắt: vì giai cấp tư sản Nga không có thế mạnh, để chống lại phong trào công nhân họ thường tìm cách hòa giải với triều đình Sa hoàng.
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thiết lập vào tháng 7 năm 1903, thông qua cương lĩnh, Đảng này khẳng định nhiệm vụ chủ yếu là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của bọn tư bản, thành lập chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chế độ Sa hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Năm 1904, Sa hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Với thất bại của Nga trong chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905), tình hình Nga trở nên khủng hoảng nghiêm trọng. Ở khắp nơi, người ta thực hiện những phong trào phản chiến. Tại thủ đô Sankt-Peterburg, Moskva và nhiều tỉnh, thành phố khác, nhiều cuộc biểu tình thị uy diễn ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga. Những sự kiện này đã châm ngòi lửa cho cuộc cách mạng năm 1905.
Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc CMDCTS kiểu mới:
- Nhiệm vụ: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng
- Mục tiêu: thành lập chính quyền xô viết của công nhân, nông dân, binh lính
- lãnh đạo: đảng Bôn - sê - vích (giai cấp vô sản)
- lực lượng: công nhân - nông dân - binh lính
=> chính yếu tố lãnh đạo ( đảng Bôn - sê - vích đảng của giai cấp Vô sản) với mục tiêu thành lập chính quyền của nhân dân, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động vì vậy nó là cuộc CMDCTS kiểu mới