Vì sao Nho giáo là cơ sỏ lí luận, tư tưởng - công cụ tinh thần phục vụ cho nhà nước phong kiến. Liên hệ Việt Nam, đời sống người Việt nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo?
1 câu trả lời
* Nho giáo trở thành cơ sở lý luận, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến vì:
- Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Vì thế, để đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm.
- Nho giáo bao gồm các quan niệm, các thuyết "tam cương" (quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ), "ngũ thường" (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín),... là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nó phù hợp với tư tưởng và chủ trương của giai cấp thống trị. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến…
=> Vì vậy, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.