vì sao gọi Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến, Mỹ là chủ nghĩa thực dân kiểu mới?

1 câu trả lời

* Gọi Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến vì:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

* Gọi Mĩ là chủ nghĩa thực dân kiểu mới vì:

- Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại: tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

- Các hình thức gây chiến và tranh giành ảnh hưởng của Mĩ được thực hiện với những biện pháp khác các nước khác. Đó là dựa trên sức mạnh về kinh tế, quân sự: Mĩ thực hiện viện trợ kinh tế, quân sự để lôi kéo đồng minh. Mĩ không trực tiếp đem quân đến xâm lược một quốc gia hay khu vực mà thông qua hệ thống chính quyền tay sai tại đó,...

=> gọi Mĩ là chủ nghĩa thực dân kiểu mới.