“Vi hành”, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu Nội dung ngắn gọn của 2 bài này

2 câu trả lời

Đây là truyện tưởng tượng, hư cấu. Tác giả đã khắc hoạ hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau. Va-ren đại diện cho bộ mặt thực dân Pháp rất gian trá, lố bịch, phản động. Phan Bội Châu đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân, rất kiên cường, bất khuất, là người anh hùng dân tộc. Đây cũng là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “lí tưởng” của một kẻ cướp nước với lí tưởng của một người anh hùng yêu nước.

– Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va-ren, đồng thời khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.

– Trong tác phẩm, người viết không đưa ra lời bình luận nào cụ thể về Phan Bội Châu cũng như không trực tiếp bày tỏ thái độ với nhân vật này. Tuy nhiên, qua thủ pháp tương phản, đối lập khi xây dựng hai nhân vật, qua cách mà tác giả đã miêu tả, bình luận về nhân vật Va-ren, ta thấy rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả với người chí sĩ cách mạng.

"Vi hành "

ND : Với nghệ thuật châm biếm đặc sắc cùng những tình huống nhầm lẫn đáng ngờ tác giả mỉa mai mà qua đó tố cáo vạch trần bộ mặt giả tao ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định. Đồng thời vạch trần tố cáo chính sách của thực dân Pháp

"Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu"

ND:Va - ren là kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm