2 câu trả lời
Người biết tôn trọng người khác
Người không làm hại tới môi trường
Người biết lắng nghe, học hỏi.
Người biết giúp đỡ, cảm thông, đứng về phía những người kém may mắn hơn.
Người phải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh dân tộc bằng cách tôn trọng, đối xử bình đẳng
Vd: từ thiện, giúp các bạn trẻ vùng sâu vùng xa, cố gắng trở thành con ngoan-trò giỏi...
Có thể liệt kê ra một số đặc điểm chính của một công dân tốt như sau:
Thứ nhất, biết tôn trọng người khác. Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng về thể xác, nhân phẩm, danh dự và quyền sở hữu tài sản (để sinh tồn). Vì vậy, muốn được người khác, xa hơn là cả cộng đồng tôn trọng, thì trước hết họ phải biết tôn trọng các giá trị căn bản của con người. Đôi khi, hãy tự đặt vị trí của mình vào người khác để biết cách tôn trọng người khác.
Thứ hai, không làm hại tới môi trường. Môi trường riêng (có thể trong khuôn viên nhà, sân vườn) sạch sẽ, trong lành nhưng con cá không thể sống trong cái ao đó mãi được, mà biển cả, môi trường chung cũng cực kỳ quan trọng.
Không xả rác bừa bãi, nên coi đường phố, sân ga, nơi công cộng như sân vườn nhà mình bởi chính từng cá nhân trong chúng ta đang thụ hưởng không gian chung đó. Nói rộng ra, đó cũng là bộ mặt của cả quốc gia, trong đó có mình là thành viên bởi không ai có thể hãnh diện sạch sẽ nếu mặt mũi đầy bùn đất.
Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết chính phủ các quốc gia. Chính vì vậy mà trong giáo dục, những bài học về bảo vệ môi trường thường được đưa vào các cấp, lớp học. “Mỗi ngày nhặt một vật rác” là một trong mười tiêu chí đầu tiên để trở thành công dân tốt được đặt ra tại Mỹ.
Thứ ba, biết lắng nghe, học hỏi. Mỗi người sinh ra, dù học đến cấp độ cao siêu nào cũng không thể biết hết, cư xử, hành động đúng đắn đối với mọi vấn đề.
Việc tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân là điều thiết yếu để trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội phát triển.
Cổ nhân có câu “chín người, mười ý”. Điều quan trọng là mình luôn đặt ở vị trí khiêm nhường “luôn là người học” và cần có cách nhìn nhận rằng: Người ta đưa ra ý kiến khác với mình là chuyện bình thường, đồng thời người ta đang tôn trọng mình khi đưa ra quan điểm thẳng thắn do mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức khác nhau nên quan điểm, ý kiến trái chiều không có gì sai.
Những ý kiến trái chiều thẳng thắn ấy mới giúp chúng ta trưởng thành và nhờ các cá thể trong xã hội trưởng thành mới giúp xã hội phát triển. Qua đó, chính chúng ta lại là người thụ hưởng trong xã hội đó.
Thứ tư, biết giúp đỡ, cảm thông, đứng về phía những người kém may mắn hơn.
Một tỉ phú dành một triệu đồng để làm từ thiện với mong muốn quảng bá hình ảnh chưa chắc đã nhân văn bằng một bữa cơm của một nông dân nghèo cho một đứa trẻ. Chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác và việc làm nên xuất phát từ tâm sáng.
Ngoài ra, việc chấp hành luật pháp của quốc gia và tôn trọng nhân viên công quyền (như cảnh sát, những người làm việc trong bộ máy chính quyền) cũng rất quan trọng.
Muốn một xã hội trật tự thì mỗi cá nhân phải có ý thức xây dựng nó. Pháp luật phải là thước đo, khuôn mẫu để công dân tuân thủ. Nhân viên công quyền, thay vì sử dụng quyền lực được người dân giao phó để mục đích tư lợi, hãy vì sứ mệnh cao cả, vì vinh dự to lớn được nắm giữ quyền lực công để thực thi các quyền ấy một cách công tâm nhất.
Cuối cùng, phải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh dân tộc bằng cách tôn trọng, đối xử bình đẳng với người nước ngoài hay người từ các dân tộc khác, người từ thành phần xã hội khác...
Tổ quốc là cha, là mẹ. Việc giữ gìn, làm đẹp hình ảnh dân tộc không thuộc trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của tất cả công dân trong toàn xã hội, bởi Hình ảnh dân tộc là hình ảnh cha mẹ, tổ tiên mình.
Trách nhiệm đó cũng thể hiện trong câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Mỹ, John F. Kennedy: “Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country” (đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc).