Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế hoạt động của gió đất, gió biển và gió phơn
2 câu trả lời
Sơ đồ bạn chia ra làm 3 cột nhé
- Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.
- Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền ; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.
- Gió fơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là l00m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng.