vẽ sơ đồ tư duy văn bản " Chiếu dời đô " của Lý Công Uẩn và thuyết minh văn bản qua sơ đồ (Trình bày thành 1 bài văn )

1 câu trả lời

ước những biến động của nước nhà, hàng loạt các chiếu của nhà vua được banxuống để bây giờ trở thành những tác phẩm hay có giá trị trong nền văn học Việt Nam.Cùng với Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung thì chúng ta còn được biết đến Chiếu dờiđô của vua Lý Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn mangnhiều nét văn học trong đó. Lý Công Uẩn nổi tiếng là một nhà vua thông minh nhân ái cótrí lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông đượctriều thần tôn lên làm vua, xưng là Lý Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm CanhTuất (1010), Lý Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) rathành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).Tương truyền khi thuyền nhà vua đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy córồng vàng bay lên. Cho là điềm lành, Lý Thái Tổ nhân đó đổi tên Đại La thành ThăngLong.Chiếu là một loại văn bản cổ, nội dung thông báo một quyết định hay một mệnh lệnhnào đó của vua chúa cho thần dân biết. Chiếu thường thể hiện một tư tưởng lớn lao có ảnhhưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước. Chiếu dời đô cũng mang đầy đủ đặc điểm trênnhưng bên cạnh đó, nó cũng có những nét riêng. Đó là tính chất mệnh lệnh kết hợp hàihòa với tính chất tâm tình. Ngôn ngữ bài chiếu vừa là ngôn ngữ hành chính vừa là ngônngữ đối thoại. Cũng như chế và biểu, chiếu được viết bằng tản văn, chữ Hán, gọi là cổ thể;từ đời Đường (Trung Hoa) mới theo lối tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây).Trước hết tác giả nêu lên những dẫn chứng, những cơ sở để làm tiền đề cho việc dờiđô của mình. Từ cổ chí kim việc dời đô là một việc làm thường xuyên của các nhà vua,cốt là để tìm cho hàng cung một chỗ phong thủy hợp cho sự phát triển của đất nước, gópphần hưng thịnh đất nước. Lý Công Uẩn dẫn ra hàng loạt sự dời đô của những vị vua bênTrung Quốc trước đó. Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đếnvua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mìnhmà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tínhkế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nếu thấy thuận tiện thìthay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Có thể nói bằng những dẫnchứng trên tác giả lấy đó làm tiền đề và mở đầu cho bản chiếu dời đô của mình. Dời đôkhông phải là một việc xấu, từ xưa nó đã diễn ra thường xuyên rồi. Mục đích của nó cốtchỉ để làm cho việc mưu sinh thêm thuận lợi, bộ máy hành chính được đặt ở trung tâm.