vận dụng lí thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát , tiếp xúc , hưởng ứng ?
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải: Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:
a. Nhiễm điện do cọ xát:
Khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì có một số electron di chuyển từ thuỷ tinh sang lụa nên thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.
b. Nhiễm điện do tiếp xúc:
Khi thanh kim loại trung hoà điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự di chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại nên thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.
c. Nhiễm điện do hưởng ứng:
Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu.
VẬN DỤNG THUYẾT ELECTRON ĐỂ GIẢI THÍCH 3 LOẠI NHIỄM ĐIỆN
1. Nhiễm điện do cọ xát
- Khi cọ xát thước nhựa vào vải, do masát và theo thuyết electron một số electron (e) ở bề mặt ngoài cùng của thước nhựa đã dịch chuyển sang bên vải làm thước nhựa nhiễm điện.
- Khi thước nhựa bị nhiễm điện nó có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, mẩu gỗ, ...
2. Nhiễm điện do tiếp xúc
- Khi thanh kim loại trung hòa điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện âm, thì một phần trong số electron thừa ở quả cầu sẽ di chuyển sang thanh kim loại => Thanh kim loại cũng thừa electron => Thanh kim loại nhiễm điện âm
- Ngược lại: Nếu thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện dương, thì một số electron tự do từ thanh kim loại sẽ di chuyển sang quả cầu => Thanh kim loại trở thành thiếu electron => Thanh kim loại nhiễm điện dương
3. Nhiễm điện do hưởng ứng
- Thanh kim loại trung hòa điện đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, thì các electron tự do trong thanh kim loại bị đẩy ra xa quả cầu => Đầu thanh kim loại xa quả cầu thừa electron nên nhiễm điện âm, đầu gần quả cầu thiếu electron nên nhiễm điện dương
- Thanh kim loại đặt gần quả cầu nhiễm điện dương, thì electron tự do trong thanh bị hút lại gần quả cầu => Đầu thanh gần quả cầu thừa electron nên nhiễm điện âm, còn đầu kia thiếu electron nên nhiễm điện dương.