V. Lê – nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân…”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập. Giúp mình với mình cần gấp

1 câu trả lời

** Bạn tham khảo dàn ý này nhé**

A. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện

B. Thân bài

- Câu chuyện đó diễn ra khi nào? ở đâu?

- Giới thiệu về người bạn đó.

+ Ngoại hình

+ Tính cách

- Bạn đó đã mắc phải sai lầm gì?

- Tại sao bạn ấy lại có " những phút yếu mềm".

- Ai đã làm bạn ấy tỉnh ngộ.

- Cảm xúc sau khi tỉnh ngộ và " chiến thắng bản thân" như thế nào?

C. Kết bài

- Suy nghĩ của bản thân

 

** Bài viết tham khảo**

Tôi với Tuấn từ nhỏ đã chơi với nhau, vì nhà hai đứa gần nhau. Tuấn là một đứa con ngoan thực sự. Nhưng nhà bạn thì nghèo lắm. Bố mẹ đều vất vả nhưng họ lại chẳng hợp nhau. Gia đình vốn đã không yên ổn nên Tuấn phải vừa học vừa chăm chút cho công việc gia đình và lo lắng cho cô em gái chưa đầy sáu tuổi. Công việc bù đầu như thế nhưng Tuấn là một học sinh giỏi nhiều năm liền. Tuấn học đều các môn vì biết hoàn cảnh nên năm nào Tuấn cũng được nhà trường trao quà học sinh nghèo vượt khó.   Chín năm học trôi qua nhanh chóng. Và cũng ngần ấy năm vì công việc gia đình mà Tuấn phải bỏ mất đi bao nhiêu mơ ước. Đặt chân vào đến cấp ba, Tuấn đã lớn nhưng lại bắt đầu không chịu được những áp lực của xung quanh. Bố của bạn thì ngày càng quá đáng khiến cho Tuấn không còn đủ sức vượt qua nỗi khổ. Thế là Tuấn bắt đầu nhụt chí, học hành sa sút và chán nản. Bắt đầu những buổi học bị đứt quãng. Bạn bè quen biết và thân thiết thì cũng là toàn những đám du côn. Giờ đây không phải là những gốc cây nhiều bóng mát - nơi ngày xưa Tuấn tranh thủ từng phút để ra đọc sách, mà nơi đến của anh là những quán game.
Một tháng, hai tháng rồi mấy tháng trôi qua, Tuấn càng ngày càng sa lầy vào lười biếng. Mải chơi và rất cần tiền. Tuấn bị lũ du côn bày cho trò trộm cắp. Đối tượng mà bạn hướng đến ấy chính là chiếc xe mới nhất của một bạn lớp mình. Tuấn đã lên kế hoạch và làm vụ ấy rất "ngon" khiến bác bảo vệ phải một phen khổ sở. Thế nhưng mấy ngày sau, người ta thấy tên kẻ trộm dắt chiếc xe kia đi thẳng vào phòng thầy Hiệu trưởng. Không biết cậu bé kia đã nói gì nhưng sau đó bạn đi về lớp rồi hôm sau Tuấn nghỉ học hẳn luôn.   Cũng chính hôm ấy, thầy Hiệu trưởng đến lớp chúng tôi. Thầy đã kể lại toàn bộ chuyện lấy cắp xe của Tuấn. Thì ra, Tuấn phải lấy trộm xe vì đã nợ một món tiền kha khá ở những chỗ hay qua lại chơi bời. Lý ra, lấy xe xong, cậu phải mang xe đi bán. Thế nhưng, cậu lại mang xe thẳng về nhà. Tuấn đã thú thực: khi lấy xe xong cậu bắt đầu ân hận. Nhưng vì sĩ diện, cậu không quay lại trả ngay. Mang xe về nhà bà ngoại để mấy hôm và đành nói dối là xe mượn. Thế nhưng đó cũng là những ngày lương tâm của Tuấn không ngớt dằng co. Muốn bán quách nó đi để lại chơi bời tiếp cho quên đi tất cả. Thế nhưng bạn lại nghĩ, nếu mình làm như thế thì cũng có nghĩa là mình bán đi nhân cách của mình, bán đi tất cả những gì mà mình đã có. Và phải chăng cũng chính vì sự thành thật và dũng cảm của anh nên thầy Hiệu trưởng đã là người đầu tiên rộng lòng tha thứ cho anh.   Giờ đây Tuấn đã không còn phải lo vừa kiếm tiền vừa học nữa. Với riêng tôi, tôi rất tin vào nghị lực và sự cố gắng của bạn. Một con người đã dũng cảm vượt qua những ham muốn tầm thường của bản thân, dũng cảm đối diện với lỗi lầm hẳn phải là một người biết cách để vượt qua những khó khăn khác lớn hơn. Tôi tin vào Tuấn, tin vào sự trở về mãi mãi của con người chân thật trong bạn.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm