Tưởng tượng e gặp anh thanh niên trong chuyện lặng lẽ sa pa hay kể lại cuộc gặp gỡ và troi chuyện đó

2 câu trả lời

Quãng đời học sinh sinh viên của tôi ghi dấu chân biết bao nhiêu mảnh đất của đất nước Việt Nam thân yêu như Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Cạn… Tôi vừa mới ra trường nên đây là chuyến đi nhận công tác đầu tiên lên thành phố Mộng mơ Sa Pa. Đặc biệt chuyến đi từ Hà Nội lên Sa Pa này tôi gặp gỡ và quen biết với rất nhiều con người thuộc thế hệ khác nhau đã để lại trong tooi nhiều ấn tượng sâu sắc. Sa Pa, nghe cái tên con người ta chỉ muốn nghỉ ngơi những ở đó có những con người ngày đên lặng thầm hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho đất nước.Vào buổi sáng hôm ấy, gió thu của Hà Nội se se lạnh, đất trời chuyển mình, tôi lưu luyến nhìn lại mảnh đất thân yêu lần cuối và bước lên xe khách.Ở trên xe, tôi quên rất nhiều người và người cùng chung hành trình lên Sa Pa với tôi mà tooi quen được đó là ông họa sĩ, một người họa sĩ nhiệt huyết đã qua tuổi trung niên, mái tóc đã lâm râm những sợi bạc của một con người từng trải. Và tôi còn được quen với bác lái xe vui tính, nhiệt tình giúp cho không khí luôn vui vẻ. Đến khi đi qua thung lũng với đàn bò lang cổ có đeo chuông, bác lái xe hỏi ông họa sĩ:’Chúng ta vừa đi qua Sa Pa, bác không dừng lại sao’?Bác lái xe vui vẻ:’tôi biết mà rồi lúc nào tôi sẽ ở hẳn lại đấy nhưng bây giờ sợ Sa Pa buồn’. Đang nói chuyện bỗng chúng tôi lặng đi bởi khug cảnh Sa Pa hiện lên đẹp một cách lạ kì. Những cây thông chỉ cao qua đầu rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái tình bao che của cây tử kinh nhô lên cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục lăn trên những vòm lá ướt sương, luồn cả dưới gầm xe. Đi được một lúc bác lái xe nói: ‘Chúng ta dừng tại đây để nghi ngơi, mọi người chỉ có ba mươi phút thôi nhé’.Riêng với tôi và ông họa sĩ, bác quay sang nháy mắt tinh nghịch ‘tôi sẽ giới thiệu cho mọi người chàng trai cô độc nhất thế gian’. Tôi cảm thấy vui vẻ và bật cười bởi lối nói hài hước và vui tính của bác khi giới thiệu chàng trai đó và bắc nói với ông họa sĩ, một người đam mê nghệ thuật rằng:’ Chắc chắn bác sẽ thích vẽ anh ấy cho mà xem’ và khẽ liếc nhìn tôi khiến mặt tôi ửng đỏ có vẻ như cái liếc mang hàm ý sâu xa. Được nghe kể tôi mới biết cái anh chàng cô độc nhất thế gian ấy là anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.’kia rồi anh ta tới rồi’ chúng tôi quay sang theo hướng chỉ của bác lái xe đó là một anh thanh niên với dáng người nhỏ nhắn, nước da rám nắng đang mỉm cười với chúng tôi. Sau màn chào hỏi anh đưa lại củ tam thất cho bác lái xe để biếu vợ bác ngâm rượu uống. Chao ôi! quả là một chàng trai tốt bụng.Sau đó anh thanh niên tươi cười nói ‘mời bác và co lên nhà cháu chơi ạ! từ tết đến nay đây là đoàn khách thư tư đến thăm cháu và cô đây là cô gái đầu tiên từ Hà Nội lên thăm cháu suốt bốn năm nay’. Anh thanh niên nói những điều mà người ta chỉ nghĩ hoặc không nhắc đến vậy mà anh lại nói ra khiến cho tôi có ấn tượng thật sâu sắc. Bất giác anh quay người đi và chạy lên nhà: ‘Bác và cô cứ lên sau nhé cháu phải lên trước đây’. Chắc anh chàng chưa kịp gấp chăn màn hay quét tưới dọn dẹp nhà cửa chẳng hạn, thanh niên mà – tôi nghĩ thầm.Lên đến nơi chúng tôi mới sững người vì quá bất ngờ ông họa sĩ bên cạnh đứng lại một lúc lâu. Vì đi mất bảy ngày qua ngót bốn trăm câu số trên đỉnh núi cao với chiếc cầu vồng kia lại xuất hiện đủ màu àng, đỏ, hông phấn, tổ ong, … của các loài hoa đơn, thược dược, hồng, … tỏa ngát hương thơm. Quả là một cảnh tượng tuyệt đẹp. Tôi chỉ kịp ‘ồ’ lên một tiếng quên mất cả e lệ chạy đến bên người con trai đang hái hoa, thật tự nhiên như một người bạn đã quen anh trao bó hoa cho tôi và cũng thật tự nhiên tôi đỡ lấy bó hoa. Thấy tôi nhìn anh, anh quay mặt phủi những giọt mồ hôi trên trán rồi hạ giọng hỏi.Cũng đoàn viên, phỏng?Vâng, tôi nói sẽ.’mời mọi người vào trong nhà uống nước. Năm phút đầu cháu làm quen với mọi người, hai mươi phút sau nghe cô và bác kể chuyện dưới xuôi còn năm phút nói chuyện.Tôi và ông họa sĩ bước vào nhà đó là một ngôi nhà nhỏ với giá sách để ngay ngắn, cái giường phía trong góc tất cả đều thật gọn gàng. Anh ấy thật biết cách để làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.’Mọi người uống trà đi, trà đã ngấm rồi đấy, sau rồi anh háo hức kể về công việc hằng ngày của mình.

Công việc cua cháu là đo mưa đo nắng, tính mây đo chấn động của đất. Mỗi ngày đi ốp theo giờ để báo về cơ quan ở dưới là 4 giờ, 11 giờ, 1 giờ sáng, 3 giờ sáng. Nhiều đêm rét lắm những vì công việc cháu phải làm, lúc đem cái đèn bão ra ngoài gió rét ùa vào như muốn cuốn lấy cháu’. Thật là một thanh niên yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao.

Anh còn hăng hái ‘nhờ cháu phát hiện ra đám mây khi mà quân đội ta đã bắn rơi máy bay mĩ trên cầu Hàm Rồng, từ đó cháu sống thật hạnh phúc!’. Lí tưởng sống của người thanh niên ấy thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy khiến tôi và ông họa sĩ im lặng hồi lâu vì xúc động. Ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh nhưng anh khiêm tốn từ chối giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh như ông kĩ sư dưới vườn rau Sapa, đồng chí cán bộ nghiêm cứu sét dưới những dinh biệt thự cũ kĩ của Sapa. Sapa nghe cái tên người ta muốn nghỉ ngơi nhưng ở đó có những con người lo nghĩ như vậy cho đất nước.Ôi trời! chỉ còn có năm phút – anh bất ngờ kêu lên khiến tôi và ông họa sĩ giật mình. Bây giờ chúng tôi mới biết trân trọng những giây phút quý báu bên con người mới quen nhưng thật gần gũi biết mấy.Bó hoa to tôi ôm trước ngực không chỉ là bó hoa đầu tiên theo tôi trong chuyến mà xuất khiện mà là bó hoa a mang đến theo tôi suốt cuộc đời. Sắp đến giờ chia tay anh chạy vào nhà xách một làn trứng đưa cho bác họa sĩ: ‘cháu tặng mọi người trên đường ăn cho đỡ đói rồi tôi tiến tới bắt tay anh, lặng lẽ nhìn thật lâu.Tôi ra về với một nỗi xúc động khó tả và có một chút gì đó nuối tiếc. Vậy là ta đã xa con người con trai ấy rồi.Chuyến đi Sapa này để lại trong tôi một ấn tượng khó quên và đặc biết là anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ chúng tôi – luôn luôn tích cực tham gia và ủng hộ phong trào ba sẵn sàng của thanh niên yêu nước. Tôi khám phá thêm những điều kì lạ mới mở ở Sapa những con người cao cả đang cống hiến hết sức mình cho đất nước.Họ sống bên cái lặng lẽ của Sapa nhưng không hề lặng lẽ mà dồi dào nhiệt huyết của tuổi trẻ moi vùng đất thân yêu mộng mơ ấy.

Mùa đông năm nay gia đình tôi quyết định sẽ đi Sa Pa để tận hưởng không khí lạnh ở trên đó. Từ trước đến nay Sa Pa vẫn là nơi có thể đón tuyết đầu tiên ở Việt Nam. Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị “Sa Pa”. Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá!

Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn.

Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà,  căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. 

- Bác chỉ ở một mình thôi ạ?

- Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi.

- Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu.

- Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn?

- Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ!

- Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp:

- Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói:

- Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua.

- Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời:

- Có phải là những con người ở đây không?

- Dạ đúng ạ.

- Cháu có biết  bác kĩ sư su hào không?

- Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi:

- À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa.

- Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể.

- Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm.

- Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa:

- Cháu chào bác ạ!

- Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.

Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước