tục ngữ có câu : có công mài sắt có ngày nên kim em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên? em có thể áp dụng ý nghĩa của câu tục ngữ này trong đời sống như thế nào?

2 câu trả lời

Ngày xưa có một cậu bé bắt gặp một bà cụ đang ngồi mài một thanh sắt bên bờ sông. Cậu bé liền hỏi bà mài thanh sắt lớn thế kia để làm gì. Bà cụ liền mỉm cười trả lời rằng bà đang mài thanh sắt này thành một chiếc kim để may vá. Đây có lẽ chính là khởi nguồn của câu tục ngữ " Có công mài sắt, có ngày nên kim" mà ông cha ta để lại. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải có lòng kiên trì, bền chí để thực hiện quyết tâm của mình.

Tục ngữ vốn là kho tàng những lời khuyên dạy bổ ích mà ông cha ta để lại cho thế hệ con cháu. Mỗi câu tục ngữ chính là mỗi là khuyên răn để con cháu noi theo và tu dưỡng. Trong kho tàng đó, ta không thể không quen thuộc với các câu tục ngữ như "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", hay " Ăn cây nào rào cây nấy", ... Nhưng nói về sự quyết tâm, lòng kiên trì thì ông cha ta thường khuyên chúng ta rằng: "Có công mài sắt có ngày nên kim".

Tại sao cha ông ta lại sử dụng hai hình ảnh "sắt", "kim" để làm hình ảnh ẩn dụ, hàm ý cho con cháu mình? Bởi vì "sắt" thường là những thanh sắt lớn dài, bề ngoài sần sùi, xấu xí và lại vô cùng cứng rắn. Còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng, nhẵn nhụi, dùng để may vá quần áo. Người ta thường ví von "Mò kim đáy bể" để nói lên một sự vật sự việc không bao giờ có thể tìm thấy được. Chính vì vậy, ông cha ta mới dùng hình ảnh chiếc kim nhỏ bế kia đối lập với hình ảnh khối sắt to lớn. Để mài ra chiếc kim bé tẹo kia từ một khối sắt, thanh sắt dài thì mất bao nhiêu thời gian cơ chứ? Thật khiến cho người khác nản lòng và nói không bao giờ có thể thực hiện được. Thế nhưng, nếu chúng ta biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.

Qua hình ảnh sắt và kim, ông bà ta muốn gửi gắm tới thế hệ con cháu mình những lời khuyên răn tốt đẹp. "Sắt" chính những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như mơ ước nguyện vọng của mình. Còn "kim" chính là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đạt tới trong cuộc sống. "Có công mài sắt có ngày nên kim" muốn khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện

Mỗi chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng điều nên đặt vào trong đó sự kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì đó thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Đó là hàm ý mà ông bà ta muốn khuyên chúng ta qua câu tục ngữ trên. Nếu biết cố gắng, có sự bền bỉ ý chí thì nhất định thành công nào cũng sẽ đến với mỗi chúng ta. Trong cuộc sống, có rất nhiều khó khăn và thử thách cần chúng ta phải vượt qua, nếu không có ý chí để vượt qua thì ta không thể thành công. Hơn nữa, dù gặp thất bại hay thử thách, ta cũng cần có lòng quyết tâm thực hiện lại, chắc chắn cuối cũng chúng ta sẽ có được thành quả như ý.

Từ xưa tới nay, chúng ta đã biết tới bao con người đã dùng ý chí và lòng kiên trì của mình để tạo nên thành công. Chúng ta biết tới bóng đèn điện với dây tóc bóng đèn từ sợi Vonfram giúp thắp sáng. Nhưng các bạn có biết để có được thành quả đó, Thomas Edison đã mất hơn hai nghìn lần thử qua thử lại với các vật liệu khác nhau với tìm ra được sợi dây đốt tốt nhất. Thế mới hiểu, để có được thành công, để làm được ước nguyện của mình, Edison đã phải trải qua bao khó khăn tới nhường nào? Hai nghìn lần với bạn, bạn có dám thử làm hay không? Bạn biết tới Hồ Chí Minh, người vĩ nhân vĩ đại nhất của Việt Nam, người đã tìm ra con đường cứu nước, giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ. Nhưng bạn có biết, để tìm ra chân lý sáng tỏ đời mình cũng như phương hướng giúp dân tộc, Người đã phải bôn ba nửa đời người ở nơi xứ người, làm lao công quét dọn tuyết, mọi công việc cực khổ. Nếu không có ý chí, lòng kiên trì, mong ước khát khao cháy bỏng, lòng quyết tâm sắt đá, bạn nghĩ liệu Người có thể trở thành một vĩ nhân cao lớn tới nhường ấy không? Hay chúng ta cũng biết tới người thầy giáo khuyết tật Nguyễn Ngọc Ký. Hiện thầy đang là giảng viên của một trường học. Nhưng có mấy ai biết tới một Nguyễn Ngọc Ký kiên cường dùng bàn chân thay thế bàn tay học lấy những con chữ. Khó khăn và thử thách đã được thầy vượt qua để tới nay trở thành một người khiến bao người khâm phục. Nếu không có lòng kiên trì, bền bỉ ý chí sắt đá nung nấu, liệu thầy có làm nên được kì tích khiến bao người phải khâm phục hay không?

Biết bao tấm gương trong cuộc sống mà chúng ta chứng kiến đều minh chứng cho câu tục ngữ của cha ông " Có công mài sắt có ngày nên kim" là vô cùng đúng đắn. Ngày nay, bao thế hệ học sinh vẫn đang miệt mài, kiên trì, dùng quyết tâm của mình cố gắng hàng ngày hàng giờ để trở thành một học sinh ngoan giỏi để có thể cống hiến cho đất nước. Mỗi chúng ta đều phải thấm nhuần lời khuyên của cha ông ta. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ ta bước tới, hãy luôn kiên tâm, bền bỉ thì nhất định chúng ta sẽ được hưởng thành quả mà chúng ta mong đợi như Hồ Chí Minh cũng đã viết:

" Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp bể

Quyết chí ắt làm nên"

Lời khuyên của cha ông ta "Có công mài sắt có ngày nên kim" mãi thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người. Phải luôn biết bền chí bền lòng, giữ vững lý tưởng thì nhất định chúng ta sẽ có được thành công như mong muốn. Là một người học sinh, chúng ta hãy biết phấn đấu học hành, chăm ngoan, quyết tâm, kiên trì bền bỉ, chúng ta nhất định sẽ trở thành những con người tài giỏi giúp ích cho đất nước mai sau.

Câu tục ngữ này có nghĩa là chúng ta phải có sự kiên trì trong mọi việc thì mới đạt được sự suôn sẻ, thành công mà chúng ta muốn

Em có thể áp dụng vào vc khi mà em ko làm đc bài tập khó mà đã nản lòng, hoặc khi em thất bại trong vc học hành,...........

@chominhcautraloihaynhatnha

@chucbanhoctotnhe

Câu hỏi trong lớp Xem thêm