từ tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế liên hệ với đảng ta hiện nay

2 câu trả lời

Do những điều kiện về địa lý tự nhiên, do nằm ở vị trí chiến lược nên lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình chống thiên tai, địch hoạ. Chính những cuộc đấu tranh đó đòi hỏi cộng đồng dân tộc phải sát cánh, đoàn kết, chụm lại với nhau.

Tính tất yếu khách quan đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối còn xuất phát từ chủ trương, chính sách nhất quán của các thế lực xâm lược. Việt Nam là một nước đất không rộng, người không đông nhưng luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược hùng mạnh, các đế quốc to. Những thế lực này dù từ đâu đến, đến vào thời kỳ nào đều thực thi chủ trương, thủ đoạn “chia để trị”. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh vạch rõ: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói đã bị chia năm sẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng phá vỡ tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập nên một “Liên bang” gọi là “Liên bang Đông Dương”. Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển, người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác đều nhắc nhở, đòi hỏi lẫn nhau:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nên truyền thống đoàn kết Việt Nam. Truyền thống đó trở thành nguồn gốc làm nên sức mạnh của cộng đồng người Việt và trỗi dậy mạnh mẽ đặc biệt mỗi khi đất nước bị hoạ xâm lăng. Lịch sử chỉ ra rằng, khi nào dân tộc bị chia rẽ, bè phái thì đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, suy yếu và bị thôn tính.

Trong thời đại ngày nay, khi mà chủ nghĩa đế quốc đã liên kết với nhau trên phạm vi thế giới, khi mà mỗi vấn đề dù lớn hay nhỏ của một quốc gia đều có ảnh hưởng, tác động đến các quốc gia khác, thì tư tưởng đại đoàn kết lại càng phải được phát huy để tạo ra nguồn lực đủ sức chống sự tha hoá từ bên ngoài tràn vào, giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc mà vẫn tiếp thu được trí tuệ tinh hoa văn hóa nhân loại.

Mặt khác, thế giới đang có những biến chuyển lớn theo hướng đa phương và song phương, hội nhập và phát triển. Đó là những yếu tố khách quan mang tính thời đại, bởi vậy sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới là một tất yếu lịch sử. Cách mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề là chúng phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiềm năng sức mạnh dân tộc với sự vận động của quốc tế để không bỏ lỡ, không đánh mất thời cơ hội nhập phát triển, nhưng cũng không bị hoà tan, không lệ thuộc vào bên ngoài.

Đối với Việt Nam, ngay từ những năm đầu của chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh đã nói: Việt Nam mong muốn được làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Tư tưởng chiến lược mang tính thời đại đó đã quy tụ được sức mạnh của nhân loại giúp chúng ta giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Ngày nay, tư tưởng đó đang được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và vận dụng phù hợp với tình hình, điều kiện mới ở trong nước và quốc tế.

2. Đại đoàn kết - một nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng và lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù, xây dựng thành công xã hội mới. Trong thời đại mới, kẻ thù của cách mạng mang tính quốc tế, cách mạng mỗi nước là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới. Trong điều kiện đó, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng mạnh mẽ ở trong nước, đồng thời phải có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế.

1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN MÁC- LÊNIN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ GVHD: Cô Lê Thị Nga Tổ 5 + ½ tổ 6

2. I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH II. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC III. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ IV. VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN NỘI DUNG

3. a, Kế thừa truyền thống yêu nước, ĐKDT, cố kết cộng đồng I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH 1. Cơ sở lý luận: trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam Vận mệnh của mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, sự sống còn và phát triển của dân tộc.

4. b, Kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của văn hóa nhân loại Đông- Tây Nho giáo Phật giáo TTĐK Nhân quyền

5. c, Kế thừa và phát triển các quan điểm về đoàn kết lực lượng trong CMXHCN của CN Mác-Lênin • Mác- Lenin chỉ rõ: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, GCVS muốn thực hiện vai trò lãnh đạo thì phải trở thành dân tộc, liên minh Công- Nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng

6. 2. Cơ sở thực tiễn a, Tiếp thu toàn bộ những bài học KN từ thực tiễn CM VN Trong bất cứ giai đoạn nào của xây dựng đất nước cũng phải quan tâm đến xây dựng khối ĐĐK dựa trên tinh thần “ trên dưới một lòng, anh em hòa một, cả nước góp sức” nhằm phát huy sức mạnh tối đa của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CUỐI TK XIX ĐẦU TK XX Nổ ra rầm rộ nhưng đều thất bại do không quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc

8. b, Kinh nghiệm từ CMTG • HCM đi khắp các thuộc địa và CNĐQ, nhưng Người chưa thấy dân tộc nào làm CMGP thành công do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết tổ chức, đoàn kết lực lượng • Nghiên cứu CM tháng 10 Nga, Người thấy bài học nổi bật về đoàn kết, tập hợp LL Công- Nông để làm CM giành Chính quyền và bảo vệ chính quyền non trẻ, xây dựng đất nước theo con đường XHCN.

9. II. TTHCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1. Vai trò của ĐĐKDT trong sự nghiệp CM a, Là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM  HCM: trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ, CM muốn thành công và thành công đến nơi thì phải tập hợp được tất cả lực lượng có thể tập hợp được, XD khối ĐĐKDT bền vững  ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình CM

10. CM GPDT CM XDXHCN

Câu hỏi trong lớp Xem thêm