tự sự : kể về một vc tốt e đã làm khiến cho bố mẹ vui. Thank you so much <3 love you 3000

2 câu trả lời

Có bao giờ bạn thấy hiện lên từ trong mớ bòng bong kí ức một kỉ niệm nhỏ bé làm bạn mỉm cười một mình và vô cớ cảm thấy hạnh phúc? Bạn có biết cái ý nghĩ muốn làm cho mọi người vui vẻ bắt đầu từ đâu? Tôi đã tự hỏi như thế mỗi khi nhớ lại một buổi chiều tan trường xa xôi nhưng cứ vấn vương mãi trong tâm trí.

Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái...

Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.

— Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?

Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.

— Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.

Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.

Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muôn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.

— Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.

Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:

— Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.

— Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.

— Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.

Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.

— Con... — Tôi ngập ngừng. — Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.

Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.

Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.

Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đả nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.

   Chủ nhật tuần trước, em đã làm được một việc tốt khiến bố mẹ em rất vui. Tuy đó chỉ là việc làm nhỏ nhưng việc đó đã mang lại cho em niềm vui rất nhiều. Em sẽ kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.

    Hôm đó là một buổi chiều mùa hè rất nóng nực, mẹ đã cho em tiền để ra phố ăn kem. Em rất vui và cầm tiền mẹ cho đi bộ ra đầu phố, trong đầu em còn mải miết suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ ăn kem hương vị gì: vị dâu, vị mít thơm lừng hay vị cam mát lạnh... Nhưng rồi khi đi qua đoạn đường gân công viên cạnh nhà, em nhìn thấy một ông lão ăn xin đang ngồi bên vệ đường. Châm chậm tiến lại, em thây nhìn ông lão ấy thật khắc khổ, Chân tay ông cáu bẩn, quần áo cũng không lành lặn. Xung quanh chỗ ông ngồi là những bọc ni-lon lớn nhỏ, những chai nhựa vứt chỏng chơ... Em nghĩ chắc là ông sống luôn trên đường phố như vậy và những thứ xung quanh chính là hành lí của ông. Khi em tới gần, ông lão đã chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em dường như muốn cầu xin sự giúp đỡ từ em và những người qua đường. Em bước đi, tay nắm chặt tờ tiền mẹ cho và trong đâu vẫn nghĩ tới những que kem ngọt ngào, mát lạnh. Nhưng khi nhìn ông lão, em lại nghĩ tới ông nội ở nhà. ông lão có khi còn nhiều tuổi hơn cả ông nội em. Mà ông em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của cả nhà, còn ông lão ở đây chỉ có một mình.., Trong lòng em trào lên một sự xót thương vô hạn. Em đã có quyết định, em khồng ăn kem nữa mà dùng số tiền mẹ cho để giúp đỡ ông lão. Em đặt tờ tiền vào trong tay ông và nói: "ông ơi, cháu biếu ông số tiền này để ông ăn quà ạ", ông lão nhận tờ tiền trong tay em và cất giọng run run nói: "ông cảm ơn con, con thật tốt bụng, Trời Phật phù hộ cho con nhiều may mắn". Em mỉm cười rồi tạm biệt ông. Em cất bước quay trở về nhà, trong lòng vui phơi phới. Tuy việc em làm cỏ lẽ cũng không giúp được gì nhiều cho ông lão nhưng em tin, nhiều người tốt trên đường cũng sẽ giúp đỡ ông đề ông có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

  Em kể chuyện với mẹ về quyết định của mình, mẹ cười khen em ngoan và mẹ hứa lần sau mẹ sẽ tặng em món đồ chơi mà em yêu thích. Tất nhiên là em rất háo hức đến ngày hôm đó.