từ nghệ thuật nắm bắt thời cơ trong cách mạng tháng 8 hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
2 câu trả lời
Bài học về chớp thời cơ và vận dụng đúng thời cơ
Để có thể tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cả một quãng thời gian dài vô cùng gian khó của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu như: Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn, v. v… cùng các lực lượng khác như: Công nhân, trí thức, tư sản yêu nước, nông dân, phụ lão, phụ nữ, thanh niên… hoạt động cách mạng trước đó gần hai chục năm, kể từ đầu năm 1925, khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc)[1].
Tính từ năm 1925 cho đến năm 1945 là 20 năm chuẩn bị. Nhưng khi thời cơ đến, những chiến sỹ cách mạng tiên phong đã thổi bùng lên tinh thần yêu nước vô cùng mãnh liệt của toàn thể dân tộc Việt Nam, quyết rũ khỏi kiếp bùn đen nô lệ, áp bức; đập tan xiềng xích kìm kẹp, áp bức, bóc lột của phong kiến, thực dân; giành lại độc lập, tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam. Từ khi “Mệnh lệnh khởi nghĩa” (ngày 12/8/1945)[2] và “Quân lệnh số 1” (ngày 13/8/1945)[3] của Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu Giải phóng tại Tân Trào (Tuyên Quang) được phát đi, cho đến khi Tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước, ngày 28/8/1945, và Lễ Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945, đã diễn ra trong 22 ngày.
Là chúng ta cần học hỏi các nước hiện đâị về công nghệ và kỹ thuật, ko lên bảo thủ, lắm bắt thời cơ để nâng cao đất nước.