''TRUYỀN THUYẾT VỀ MỘT SỐ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ TẠI PHƯỚC AN MIẾU, PHƯỜNG CHÁNH NGHĨA, THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG'' Nêu ý nghĩa và tại sao em lại thích truyền thuyết đó? ( môn này là GDĐP ạ, m.n đọc r trl giúp em nha ) Em Cảm Ơn!

2 câu trả lời

Em thích nhất truyền thuyết Thất phủ Đại nhân

Từ trước tới nay, khi nhắc đến ông Bổn, người ta thường nghĩ rằng chỉ có một ông là ông Bổn. Những thực ra danh từ  “ông Bổn” là cách mà người Việt gọi những vị thần mà người Hoa tôn thờ với ý nghĩa là “bổn xứ” của người Hoa. “ông Bổn” của cộng đồng họ Vương - Phước Kiến, Bình Dương là Huyền Thiên Thượng Đế; người Hoa (Phúc Kiến) ở Chợ Lớn đã cụ thể hóa là Châu Đạt Quan - một vị quan đời Nguyên; người Hoa gốc Triều Châu, Hải Nam ở miền Tây Nam bộ lại cụ thể hóa là Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hòa - người đời Minh; người Triều Châu (ở Hội An) cụ thể hóa là Phục Ba Tướng Quân Mã Viện; người Quảng Đông ở Chợ Lớn cho Ông Bổn của họ là Thần Thổ Địa…  còn ông Bổn họ Lý cũng người Phước Kiến thờ gồm 7 ông gồm các ông họ: Lịch, Chu, Quách, Tiêu, Triệu, Lý và Châu. Theo truyền thuyết kể lại rằng vào đời Đông Hán (25 - 220) có hơn 300 sĩ tử lên Trường An ứng thí. Các ông là những người lãng tử, thích thơ phú, hát hò nên thường tụ tập lại mà đờn ca diễn xướng trong một hang động nên bị Trương Tiên Sư, tên hiệu là Trương Đạo Lăng - là người chế tạo ra những bùa ngải, là thầy pháp trong cung - ghen ghét và tìm cách hãm hại. Ông lập mưu, chuốc rượu cho nhà vua say rồi ban ra một chiếu chỉ nhằm giết hết những sĩ tử nọ. Ông Trương Đạo Lăng đem chiếu chỉ của nhà vua,làm phép làm cho cửa hang sập xuống, chôn vùi toàn bộ hơn 300 người. Những oan hồn  của các sĩ tử liên tục hiện lên hỏi nhà vua vì sao lại giết họ. Nhà vua đem giấc mộng hỏi lại Trương Đạo Lăng. Trương Đạo Lăng bèn lấy ống tre, làm phép nhốt hết những linh hồn của họ lại rồi thả xuống sông cho trôi ra biển. Nhưng ống tre đó không trôi ra biển mà dạt vào bên bờ. Đám ăn mày thấy lạ liền vớt lên, mở lớp vải bọc đầu ống tre ra, lập tức hồn mấy ông thoát ra và lại hiện về hỏi Vua. Nhà Vua lần này hiểu rõ sự tình, vừa hối hận vì đã vô tình làm chết oan người, vừa thương tiếc tài năng của họ nên bèn ra chỉ dụ phong cho ai ở họ nào thì làm đại nhân họ đó và người nào ở vùng nào thì nhân dân vùng đó lập miếu thờ cúng. Huyện An Khê, tỉnh Phước Kiến có 7 người trên nên lập miếu thờ các vị.

Khi người An Khê di cư sang đây đã mang theo luôn văn hóa thờ cúng của họ và lập miếu thờ 7 ông. Đầu tiên, họ chỉ mang tượng của 5 ông, sau này mới thêm tượng ông họ Châu và tượng ông họ Lịch là tượng cuối cùng được đem sang. Hàng năm cúng có hai lễ hội lớn là lễ hội rằm tháng giêng (16 - 2) rước các ông đi tuần du thăm thú đời sống của bà con và tảo trừ yêu quái và lễ hội 12 - 8, gọi là lễ mừng Sinh nhật ông. Khi rước, vị trí của các ông cũng không thay đổi. Có năm, người ta vì sơ ý mà để nhầm vị trí của ông họ Tiêu lên trước ông họ Quách thay vì ông họ Quách rồi mới tới ông họ Tiêu, lập tức khi rước cốt ông nhảy lên đòi đổi lại vị trí. Từ đó người ta càng biết thêm uy danh của các ông mà không dám sơ suất. Vì Thất phủ đại nhân là nhân thần nên lễ vật có cả đồ chay, đồ mặn chứ không phải chỉ có dỗ chay như ông Bổn - Huyền Thiên Thượng Đế của người Hoa Phước Kiến họ Vương. Đây cũng là một trong những đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy khi phân biệt hai đối tượng thờ cúng của hai họ Lý và họ Vương.                                                                                 Em thích truyền thuyết đó vì truyển thuyết nêu lên  sự mưu trí của Thất phủ Đại nhân và lòng yêu nước sự dũng cảm của Thất phủ Đại nhân

Đáp án + Giải thích các bước giải :

$⇒$ Em thích truyền thống đó vì nó vừa có  nhiều bài học quý giá đối với dân tộc chúng ta , mang tính thú vị và thích thú . 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm