Truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa!!
2 câu trả lời
VD minh họa nha
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Từ 34 chiến sĩ với “mũ nan, ống túm”, trải qua 75 năm với tinh thần chiến đấu, hy sinh quên mình của hàng chục triệu cán bộ, chiến sĩ; với sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ của nhân dân đã tạo nên truyền thống đoàn kết gắn bó với nhân dân của đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Đó cũng chính phẩm chất cao đẹp nhất của “Bộ đội Cụ Hồ”, là cội nguồn sức mạnh của Quân đội ta.
“Bộ đội Cụ Hồ” là một danh xưng mà nhân dân ta trìu mến dành cho những người lính cách mạng. Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là một bộ phận của phẩm chất con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phẩm chất đó được xây đắp nên từ sự dày công tổ chức, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ sự thương yêu đùm bọc hết lòng của nhân dân; được lưu giữ, kế tục, bồi đắp bởi sự chiến đấu, hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ; được phát triển thông qua thực tiễn quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân.
Truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân, coi nhân dân là nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của “Bộ đội Cụ Hồ”. Người khẳng định: “Không có dân thì không có bộ đội”, “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ quân đội: Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Quân đội phải vừa là một đội quân chiến đấu, vừa là một đội quân công tác, thực sự và luôn là chỗ dựa chính trị tin cậy, vững chắc của Ðảng và nhân dân
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm