Trong văn bản Quân trung từ mệnh tập, khi nêu ra 6 cớ bại vong của giặc Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng?
2 câu trả lời
- Sử dụng biện phápmột nghệ thuật nghị luận bậc thầy, thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi .
- Tác dụng : cho thấy ý chí quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của quân và dân ta.
cho mik xin 5* và hay nhất ạ
Nguyễn Trãi là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam trên các tư cách anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà chính trị – quan chức, nhà ngoại giao, nhà sử học và địa lý học. về hoạt động xã hội, ông là bậc khai quốc công thần một lòng đắp xây vương triều Lê trong buổi ban đầu. Gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, trên cương vị Tuyên phụng đại phu, Hàn lâm thừa chỉ, Nguyễn Trãi đã có tập thư binh vận Quân trung từ mệnh tập nổi tiếng, sử dụng “đao bút” như một thứ vũ khí lợi hại, từng bước làm tan rã tinh thần quân địch. Bên cạnh các tác phẩm văn chương xuất sắc như Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Ức Trai thi tập (105 bài thơ chữ Hán), Quốc âm thi tập (254 bài thơ chữ Nôm) và biên soạn bộ sách Dư địa chí nổi tiếng…, phải ghi nhận Quân trung từ mệnh tập có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi nói riêng, trong dòng văn chính luận và binh vận, ngoại giao của toàn dân tộc nói chung. Xét trên phương diện văn bản học, đến nay các nhà nghiên cứu đã xác định Quân trung từ mệnh tập có tới 62 văn thư, được viết trong khoảng thời gian từ 1423 – 1426, giữa khi cuộc chiến chống quân Minh đang diễn ra quyết liệt[1].
Sau cả mười năm dài chịu sự thống trị của giặc Minh và trăn trở tìm đường cứu nước, có thể nói những ngày theo về cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và được trọng dụng là những năm tháng hào sảng nhất trong cả cuộc đời Nguyễn Trãi. Đó là khoảng thời gian ông đã trong ngoài bốn mươi tuổi – “tứ thập nhi bất hoặc” – lứa tuổi đã đến độ chín của tri thức và tài năng, đã định hình tính cách, đã xác lập bản lĩnh một cái tôi cá thể không dễ đổi thay, càng không dễ nhào nặn lại theo khuôn mẫu mới. Nghiệm sinh bao nhiêu năm trời trong cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi đau nỗi đau của bậc kẻ sĩ, thức giả, nỗi đau không ở thể xác mà thấu nghiệm qua lòng trắc ẩn, qua tầm nhìn hướng về làm dâu trăm họ, nỗi đau không chỉ gợi bởi số phận cá nhân mà nâng tới tầm ý thức về cộng đồng, dân tộc, quốc thể. Tất cả sức mạnh tinh thần yêu nước và nguồn tri thức cổ kim đã giúp ông vận dụng, phát huy vào việc xác định nhiệm vụ và mục tiêu trọng đại của cả nước lúc này là đánh đuổi ngoại xâm, bằng mọi giá quyết giành lại quyền độc lập dân tộc. Đã nhiều lần ông tỏ ý phê phán nhà Hồ nhưng trước sau vẫn khẳng định triều Trần, khẳng định quyền tự quyết dân tộc và phê phán nhà Minh không thể mượn cớ đi xâm lược nước khác. Ngay khi xây dựng được lực lượng lớn mạnh, Nguyễn Trãi đã tiến tới khẳng định bờ cõi nước Nam có quyền đứng riêng với phương Bắc, coi đó là chân lí và mục đích tối thượng của người Nam. Với tư cách là những bản văn thư binh vận liên quan trực tiếp đến các Tổng binh, Đô đốc, quan tướng, đại nhân thiên triều, mỗi lời văn trong Quân trung từ mệnh tập đều gắn với quyền lợi dân tộc, với sự an nguy, thành bại, được mất ở một thời điểm cụ thể trước mắt cũng như kế sách giữ nước lâu dài. Chính với sự hiểu biết thời cuộc sâu sắc mà Nguyễn Trãi biết phân hoá đội ngũ tướng giặc, kiên quyết với kẻ ngoan cố đối địch, mưu lược với bọn kiêu căng, mềm dẻo với bọn quyền thế, luận lí chữ nghĩa sắc sảo với những tướng nho nhã. Trong số những văn thư còn lại, Nguyễn Trãi viết tới 17 thư cho riêng Tổng binh Vương Thông (và thêm chín thư gửi chung cho Vương Thông cùng các viên tướng khác) với những lời lẽ khúc chiết, luận giải chặt chẽ, tình lí đủ đầy. Đến Thư lại dụ Vương Thông được viết vào khoảng tháng 2 – 1427, sau mấy tháng quân ta vây đánh thành Đông Quan, Nguyễn Trãi nhấn mạnh nhiều hơn cái thế tất thua của giặc: “Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay”. Nguyễn Trãi phân tích sâu sắc bài học lịch sử cũng như tình hình rối ren từ trong nội bộ triều đình nhà Minh, chỉ rõ tình thế nguy khốn cũng như chính việc làm bất nghĩa của kẻ xâm lược, “một khu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư?”. Từ việc phân tích tình hình hiện thực, tương quan lực lượng và xu thế phát triển, Nguyễn Trãi tỏ rõ tư thế đối đầu thách thức, giả định ngay cả khi vua Minh huy động lực lượng đưa viện binh sang cũng chuốc lấy thất bại, làm tan rã tinh thần tướng giặc: “Tinh thế ngày nay, dù có vị ngôi cao đem quân đến nữa, cũng chỉ càng mau chết mà thôi, huống chi Trương Phụ chỉ là đến nộp mạng, thì có gì đáng nói?”. Sau khi vận dụng bài học lịch sử về tương quan thời thế hai nước, Nguyễn Trãi tiếp tục bàn luận cụ thể về những điều lợi – hại, mạnh – yếu, thắng – thua của đạo quân do Vương Thông chỉ huy ngay ở chiến trường nước Nam: “Nay các ông thế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải như là thịt trên thớt, cá trong nồi rồi sao
Với tinh thần “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định chính nghĩa và sức mạnh dân tộc mà còn triệt để tận dụng mọi cơ hội để vừa đánh vừa đàm, lấy đánh làm cơ sở để thuyết phục, lấy kế tâm công để thuyết hàng, bức hàng, hòa hoãn, mở đường đến thắng lợi. Trên đà thắng lợi, Nguyễn Trãi đi sâu phân tích thời thế: “Nay ta suy tính hộ các ông thì cái cớ bại vong có sáu.
Nước lụt mênh mông, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm, bại vong đó là một ! Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng; nay bao nhiêu cửa quan hiểm trở đều có binh tướng đồn đóng, viện binh nếu đến, tất nhiên bị bại; viện binh đã bại, các ông còn trốn đằng trời; bại vong đó là hai ! Nước ông binh khoẻ ngựa béo, nay còn để cả miền bắc để phòng thủ quân Nguyên, không rỗi đâu nhìn sang nước Nam được; bại vong đó là ba ! Can qua liên miên, chinh phạt không nghỉ, người sống chẳng yên, nhao nhao thất vọng; bại vong đó là bốn! Gian thần chuyên chính, chúa yếu trị vì, xương thịt hại nhau, “gia đình sinh biến”; bại vong đó là năm ! Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng tận lực, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc, trong thành quân sĩ mỏi mệt, tự chuốc diệt vong; bại vong đó là sáu!… Ngồi giữ một mảnh thành con để chờ sáu cái cớ bại vong ấy, thật tiếc thay cho các ông Điều này cho thấy Nguyễn Trãi hiểu rõ tình thế triều đình đối phương, thực tế chiến trường và so sánh thực lực đôi bên, có tầm nhìn sâu rộng trên bàn cờ ngoại giao và tác động mạnh mẽ vào tư tưởng quân xâm lược, làm nản chí cả những kẻ đang cố thủ trong thành chờ viện binh. Qua nhiều bản văn thư khác, Nguyễn Trãi tiếp tục phân loại quan tướng giặc thành những bọn quyền thế và thừa hành, bọn hung hăng và chủ hòa, bọn nho nhã và võ biền để có lời lẽ đấu tranh thích hợp. Qua đây có thể thấy được tầm vóc trí tuệ, tư tưởng yêu nước, bản lĩnh và cả phong thái chủ động, đĩnh đạc đầy chất uy-mua của Nguyễn Trãi. Trải suốt một thời gian dài của cuộc chiến, Nguyễn Trãi đã vừa đánh vừa đàm, trước hết căn cứ vào từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể mà định ra đường lối ngoại giao phù hợp. Chính nhờ đó mà những văn thư của ông có được sức mạnh của “đao bút”, từng bước phân hoá và làm thất bại mọi mưu đồ kẻ thù, mau chóng đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi và đảm bảo cho mối quan hệ hữu hảo lâu dài với đế chế phong kiến phương Bắc hùng mạnh.
Nếu như ý thức về quyền độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết trong mọi điều tiên quyết thì Nguyễn Trãi cũng là một nhà cầm quân tài ba, kết hợp hài hòa giữa hai phương sách “đánh” và “đàm”, dựa vào thực lực trên chiến trường mà lựa chọn phương sách thư đàm phù hợp. Với vốn hiểu biết sâu rộng và sự am hiểu thời thế, Nguyễn Trãi đã vận dụng khôn khéo cả một hệ thống điển tích, điển cố Trung Hoa phù hợp thực tế và tạo nên những lập luận chặt chẽ, đanh thép, rõ ràng. Đôi khi ông viện dẫn lời cổ nhân và những thành ngữ đúc kết kinh nghiệm như “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, “Nước xa không cứu được lửa gần” nhằm khẳng định chân lí hiện thực. Ông thường đưa ra những bài học lịch sử và đặc biệt nhấn mạnh sự đối lập về thời thế giữa quá khứ: “Trước đây các ông trong lòng gian dối”, “Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước”, “Xưa Đường Thái Tông”, “Trước đây Phương Chính, Mã Kì chỉ chuyên làm những sư hà ngược”,… với một hiện thực đang bày ra trước mắt: “Nay các ông không hiểu rõ thời thế”, “Hiện nay phía Bắc có kẻ địch”, “Tình thế ngày nay”, “Nay các ông thế cùng lực kiệt”, “Nay ở các thành”, “Nay bao nhiêu cửa quan hiểm trở đều có binh lính đồn đóng”, “Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng”… nhằm chỉ rõ hoàn cảnh thực tại, góp phần thức tỉnh và khai thác sâu sắc tâm lí hoang mang, thất bại ngay trong hàng ngũ quan tướng giặc.
Điều quan trọng hơn, Nguyễn Trãi thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, biết cách đạt kết quả cao nhất bằng những tổn thất thấp nhất và cũng sẵn sàng có cách nói nhún nhường, mềm mỏng nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, mưu lợi ích cho muôn đời sau. Trong tư thế người chiến thắng, Nguyễn Trãi tự tin mở đường sống cho Tổng binh Vương Thông và quan quân: “Các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy trong thành sẽ khỏi nạn cá thịt, trong nước sẽ khóc vạ đau thương, hòa hiếu lại thông, can qua xếp bỏ. Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ bộ hai đường, tùy theo ý muốn; quân ra khỏi cõi, muôn phần đảm bảo được yên ổn, không lo ngại gì; nước ta lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước”…
Chính nhờ tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa cao cả và vốn kiến thức sâu sắc mà Nguyễn Trãi nắm bắt đúng cục diện cuộc chiến và định hướng được những quan hệ lâu dài, lường trước được những khả năng diễn biến phức tạp có thể xảy ra và chủ trương xây đắp tinh thần hòa nghị lâu dài giữa hai quốc gia phong kiến ngay trong bản văn thư luận chiến Thư dụ Vương Thông lần nữa. Tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì hòa bình, vì những giá trị nhân văn nhân đạo cao cả nay sau đó đã được Nguyễn Trãi thêm một lần khẳng định trong bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc: Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng – Ta lấy toàn quân là hơn, đế nhân dân nghỉ sức – Chẳng những mưu kế kì diệu – Cũng là chưa thấy xưa nay – Xã tắc từ đây vững bền – Non sông từ đây đổi mới… (Đại cáo bình Ngô).