Trong vai nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng kể về cuộc đời cũng như khao khát được con gọi tiếng ba để làm nổi bật tình cảm gia đình trong chiến tranh. (Giúp em với ạ em cảm ơn mn nhìu)❤
2 câu trả lời
Đúng là không sai chút nào khi người ta nói rằng truyện ngắn chính là cưa lấy một khúc của đời sống. Trong đó người ta cũng chỉ lấy có một khoảnh khắc, một chi tiết nhỏ và một hình tượng nhân vật mà nhà văn có thể thông qua đó phản ánh được đủ đầy thông điệp của mình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được xem là một trong những tác phẩm nói về tình phụ tử thiêng liêng. Và nó càng thiêng liêng hơn khi được đặt trong bối cảnh chiến tranh. Và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã thật thành công khi Nguyễn Quang Sáng cũng đã biết cưa lấy, chọn lấy hình ảnh ông Sáu để làm nổi bật lên được tình cha con cũng như làm hình tượng đẹp trong tác phẩm.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện kể về ông sáu, đi chiến khu tám năm từ khi con gái ông Sáu lúc đó chưa tròn một tuổi. Chiến đấu trên chiến trường vô cùng ác liệt thì ông Sáu khi trở về trên khuôn mặt ông có một vết thẹo dài. Chính vì vết thẹo này mà bé Thu nhất định không chịu nhận cha. Truyện ngắn thật tình cảm và xoay quanh được cuộc gặp gỡ của người cha cũng như với đứa con mà sau nhiều năm xa cách khiến cho người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng đã xây dựng lên mà một hình ảnh ông Sáu là một người chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân Nam Bộ. Ông Sáu tham gia kháng chiến vì ông yêu nước và ông cũng hăng hái tham gia vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tham gia kháng chiến từ năm 1946 đến tận năm 1954 mới trở về nhà thăm nhà, khi ông đi đứa con nhỏ chưa được một tuổi khi về nhà thì nó cũng đã lớn. Thực sự với người cha xa nhà thì tình yêu và sự mong nhớ đứa con nhỏ như ngày càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Cầm súng bảo vệ quê hương nhưng chưa bao giờ ông Sáu không mong muốn được về nhà gặp đứa con nhỏ và khát thèm tiếng gọi “ba” của nó. Khi đã đặt tình cảm chung lên tình cảm riêng thì ông Sáu đã chấp nhận xa đứa con nhỏ, xa gia đình. Thông qua điều này độc giả cũng cảm nhận được ông Sáu chính là một người anh hùng, một anh lính bộ đội cụ Hồ luôn yêu nước và có lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, không ngại gian khó.