Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng có vai trò gì
2 câu trả lời
Tư tưởng Hồ Chí Minh, là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam. Một trong những nét đặc sắc nổi bật trong tư tưởng của Người là vấn đề đạo đức của người cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quan tâm rèn luyện đạo đức cách mạng mà chính bản thân Người còn là tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức cách mạng.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý thức rất rõ về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng. Chính vì lẽ đó, Người đã dày công giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và quần chúng nhân dân. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm: “Đường Kách mệnh”, ở chương đầu tiên Người đã nêu lên 23 điều tư cách của các cán bộ cách mạng, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc, đây là tác phẩm đầu tiên Người viết để huấn luyện những người yêu nước Việt Nam trẻ tuổi. Nếu như tác phẩm đầu tiên Người đề cập đến vấn đề đạo đức cách mạng thì tác phẩm cuối cùng Người tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của đạo đức cách mạng. Đó là: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đây là tác phẩm bàn sâu về vấn đề đạo đức, thể hiện những điều tâm huyết nhầt mà Người rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh nói nhiều tới đạo đức của cán bộ, đảng viên, của Đảng cầm quyền.Trong bản Di chúc để lại cho toàn đảng và toàn dân ta thì vấn đề đạo đức vẫn là vấn đề được Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi cán bộ và đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ”, “ Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên”, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
1) Trung với nước hiếu dân
2) Yêu thương con người
3) Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
4) Tinh thần quốc tế trong sáng