Trong truyện ngắn VỢ Chồng A Phủ nhà văn Tô Hoài đã rất chú công miêu tả nhân vật Mị .Khi mới về làm dâu nhà thống lí, Mị " lùi lũi như con rùa nuôi ở xó cửa '' Và sau khi cởi trói cho A Phủ, Mị "vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi

1 câu trả lời

Mị là một cô gái xinh đẹp, lại có tài thổi sáo rất hay, thuở còn xuân Mị được biết bao nhiêu trai bản theo đuổi.
-    Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Mị phải chấp nhận số kiếp làm con dâu gán nợ, gả làm vợ của A Sử, con trai thống lý Pá Tra để trả món nợ truyền kiếp.
-   Trở thành nô lệ, phải nai lưng ra làm lụng quanh năm ngày tháng, đầu tắt mặt tối. Cuộc sống đau khổ khiến Mị nhiều lần muốn ăn lá ngón để chết quách đi, nhưng Mị lại không chết được, bởi chết rồi thì ai sẽ trả nợ cho cha.
- Mị trở nên chai lì, lầm lũi như con rùa trong xó cửa, chỉ biết ăn và làm, không thiết tha bất cứ điều gì khác. Mị đã hoàn toàn không có một lựa chọn nào khác, không có một sự tự do nào nữa.
-  Mị sống mà đến độ tưởng mình không còn là người nữa, mà chỉ là một cỗ máy lao động có chân tay, biết nói chuyện trong nhà thống lý Pá Tra, thấy mình đến loài súc sinh chăn trong nhà.
- Và cái khổ nó đã làm biến dạng cả tâm hồn, ngoại hình Mị, đầu óc cô không nghĩ việc gì khác ngoài những việc làm lụng, dù làm gì cũng cúi mặt, buồn rười rượi, lại ngày càng chẳng nói năng gì.
-  Không gian sống của Mị là một căn buồng có một cái lỗ vuông bằng bàn tay, mà từ đó trông ra “lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”, đời Mị cứ ngồi ở cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi.
=> Mị cuộc đời của một người tù chung thân, trở nên chai lì một cách bất lực, sống cuộc đời của một con rùa lầm lũi trong xó cửa, cam chịu và bế tắc. 

-   Tiếng sáo thiết tha, bồi hồi rủ bạn đi chơi đã thức dậy trong tâm hồn Mị một chút niềm vui sống, thường ngày Mị chẳng thiết nói năng, thế mà nay Mị lại nhẩm hát theo tiếng sáo du dương. => Dấu hiệu cho sự thức tỉnh của lòng ham sống, ham vui, ham hạnh phúc trong Mị.
-  Mị cũng uống rượu “uống ừng ực từng bát”, nhìn người ta nhảy múa vui chơi, Mị lại nhớ về những ngày còn ở với cha mẹ. Mị uống rượu và thổi sáo => Tận hưởng cuộc sống, tự tạo dựng lại cho mình những niềm vui ngày xuân để quên đi cái sầu khổ, đớn đau suốt mấy năm qua của mình.
-  “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết”. Mị lại sửa soạn áo quần, tóc tai và muốn ra ngoài hòa vào không khí vui nhộn của dịp Tết, hòa nhập với xã hội.
-    A Sử trói Mị chặt cứng vào cột nhà khiến cô không thể động đậy. Mị nghĩ đến nhà này cũng có một người đàn bà bị trói vào cột đến chết, “Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt”.
=> Lòng ham sống mãnh liệt, Mị thấy đau đớn tức là tâm hồn Mị đã dần dà sống lại, cũng biết buồn biết khổ, chứ không còn chai sạn như trước nữa. Mị đã sống lại một cách hoàn toàn cả về tâm hồn lẫn thể xác.