Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu." Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù." Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Câu 1 (1.0 điểm). Theo em, nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật nào? Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đặc biệt gì? Câu 2 (1.0 điểm). Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong đoạn trên, nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo đó. Câu 3 (1.0 điểm). Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người như thế nào?

2 câu trả lời

Câu 1 (1.0 điểm). Theo em, nhân vật có liên quan đến lịch sử được nhắc đến trong đoạn trên là nhân vật Vua An Dương Vương. Nhân vật đó được kể trong hoàn cảnh đang chạy trốn khỏi giặc Triệu Đà,  vì Rùa Vàng nghi Mị Nương phản quốc bán nước cho giặc nên vua đành phải tự tay kết liễu con gái Mị Nương của mình

Câu 2 :

*Chi tiết thần kì trong văn bản :
-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.
-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
*Hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó :
-Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu rằng không phải Mị Nương phản nước mà là bị lừa
-Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp khác, không phải trần gian.

Câu 3 (1.0 điểm). Mị Châu rắc lông ngỗng để Trọng Thủy (là chồng, là con trai của giặc) đuổi theo, vậy nên khi Rùa Vàng kết tội, vua An Dương Vương đã chém đầu con gái Mị Châu. Chi tiết này thể hiện nhà vua là người trọng lí lẽ, nghiêm minh, không nương tay, dung túng cho kẻ làm hại đất nước, kể cả đó là con gái mình

1, Ý chính của đoạn trích là An Dương Vương giết chết Mị Châu và An Dương Vương xuống biển cùng Rùa Vàng

2, Rùa Vàng chỉ ra giặc chính là Mị Châu, vì ngây thơ đã để nỏ thần rơi vào tay Trọng Thủy và Triệu Đà, và còn rắc lông ngỗng để Trọng Thủy, giặc của Triệu Đà đuổi theo

3,

Câu ghép:

Thiếp / là phận gái, nếu thiếp / có lòng phản nghịch mưu hại cha,

CN1          VN1                 CN2                      VN2

chết đi thiếp / sẽ biến thành cát bụi.

              CN3            VN3

Mối quan hệ: giả thiết - kết quả

4, Lời khấn của nàng ứng nghiệm

Điều đó khẳng định tấm lòng trong sáng, ngây thơ của Mị Châu, nhưng vì quá ngây thơ mà vô tình tiếp tay cho giặc cướp nước

5,

Hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương tượng trưng cho sự nghiêm minh của nhà vua, không nương tay cho kẻ làm hại đất nước, kể cả đó là con gái mình

6,

Chi tiết:

- Rùa Vàng hiện lên trên mặt nước khi nhà vua gọi

- Trai sò ăn phải máu Mị Châu đều biến thành hạt châu

- Vua cầm sừng tê bảy tấc và đi xuống biển cùng rùa vàng

--> Hiệu quả: đem đến cho truyện màu sắc thần kỳ của truyện truyền thuyết

7,

Tình cảm, thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương, Mị Châu vẫn là thái độ tôn kính, kính trọng, quý mến

8,

Trong công cuộc xã hội hiện đại, công dân có trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển, xây dựng của đất nước. Đầu tiên, công dân có trách nhiệm yêu nước một cách lý trí, sáng suốt. Biểu hiện của tinh thần yêu nước đó là tuân thủ pháp luật, tuân thủ chỉ thị của quốc gia. Thứ hai, công dân có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng, cho sự phát triển của quốc gia. Trách nhiệm ấy được thể hiện bằng việc gắng sức thi đua, học tập, làm việc, làm việc tốt, lan tỏa tinh thần tử tế rộng khắp cộng đồng.