Trong một bài thơ “ Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu có viết: “Nếu là con chim , chiếc lá. Thì con chim phải hót , chiếc là phải xanh Lẽ nào có vay mà không có trả. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên.( một đoạn văn thôi ạ.Mọi người giúp mình vs??)

2 câu trả lời

?????? Hãy cho mk câu trả lời hay nhất.

      Trong đoạn thơ, bằng cách nói giả định “ nếu …. Thì”, Tố Hữu đã đưa ra hai hình ảnh – những sinh vật bé nhỏ trong vũ trụ bao la- “ con chim”, “chiếc lá” và nói lên trách nhiệm của chúng đối với đời. Tạo hóa đã khẳng định rằng “ chim” thì phải hót, “chiếc lá” non thì phải xanh. Điều đó cho ta hiểu rằng: Con chim non được mẹ sinh ra, lớn lên cất cao tiếng hót  để ca ngợi cuộc sống hạnh phúc và nó đã cống hiến cho cuộc đời cho vũ trụ trời đất bằng chính tiếng hót tràn đày sức sống ấy. Còn “chiếc lá” với màu xanh tràn đày nhựa  sống cũng tạo cho cảnh vật, cho bầu trời được xinh tươi, đẹp đẽ đem lạ i bóng râm, sự thanh thản cho mọi người. Như vây, chúng đã góp phần cống hiến cho đời rồi đó, mặc dù sự cống hiến ấy ít ai nghĩ đến. Những sinh vật nhỏ bé kia chúng còn biết đem khả năng của mình để làm đẹp cuộc đời. Còn ta, ta đã cống hiến gì cho xã hội, cho con người chưa? Làm người ta “đã vay” rất nhiều  của xã hội vậy thì phải biết “trả”, nghĩa là ta phải sống sao cho xứng đáng, phải biết cống hiến cho đời. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với chúng ta

Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc đó chính là câu trả lời cho những câu hỏi “Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc. Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai. Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Bạn tham khảo nha.-.