Trong lúc thực dân Pháp chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta thì nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại ntn? Em có nhận xét gì về chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn?
2 câu trả lời
Nhà Nguyễn thực hiên chính sách đó là:
`->`Nhà Nguyễn giảng hòa với quân Pháp,kí kết hiệp ước nhượng bộ Pháp ở các tỉnh Nam Kì,chia sẻ quyền lực cho Pháp
`->`Trong nước thì đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân,bóc lột nhân dân để lo chiến phí cho Pháp
`=>`Chính sách này khiến cho nhân dân mất lòng tin vào triều đình còn quân Pháp thì được nhiều thời cơ đánh Việt Nam
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
- chính sách đối nội đối ngoại
+ Về đối nội: Triều đình chỉ lo tập trung củng cố nền thống trị của giai cấp phong kiến mà không chăm lo đến đời sống nhân dân. Xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại; nông nghiệp không được chăm lo trở nên sa sút, nạn mất mùa đói kém diễn ra liên miên; đời sống nhân dân khó khăn, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình liên tục nổ ra. Nền quốc phòng không được củng cố, quân sự lạc hậu không đủ sức chống trả với vũ khí hiện đại của các nước phương Tây. Đặc biệt việc cấm đạo, giết đạo đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
+ Vê đối ngoại: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Đối với Pháp, nhà Nguyễn khước từ mọi quan hệ. Và nhất là việc cấm đạo và đuổi các giáo sĩ phương Tây đã tạo nên cái cớ cho thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta;các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.
- Nhận xét
+ Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.