trong đoạn trích "Lão Hạc" ông giáo là một nhaanh vật có nhiều suy nghĩ trăn trở về cuộc đời. Em hãy chỉ ra những câu văn đó và ý nghĩa của từng triết lý

1 câu trả lời

1. Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn

Một người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà cũng có ngày theo gót Binh tư đi ăn trộm chó

2. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác

+ Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu lầm).

+ Nỗi bi quan, chán nản của ông giáo trước cuộc đời và thế thái nhân tình.

Hàm ý của câu “Không! Cuộc đời…nghĩa khác.” là:

+ Sự khẳng định mãnh mẽ, niềm tin tưởng của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc- nhân cách của một người lao động lương thiện.

+ Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.

3. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất..

Khi con người rời vào hoàn cảnh khó khăn sẽ bị những buồn đau ích kỉ, che lấp mất bản tính lương thiện

4. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Trước khi đánh giá, nhận xét về ai đó, chúng ta c ần quan sát, suy nghĩ đầy đủ, phải nhìn họ bằng tấm lòng đồng cảm và đôi mắt của tình thương . Chỉ khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, biết trân trọng và nâng niu những điều đáng thương, đáng quí ở họ, biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, c ảm thông và yêu thương họ sâu sắc.