Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng, SGK Ngữ văn 12, tập một), Nguyễn Khoa Điểm viết: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi đánh rơi chiếc khăn trong nổi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc ” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi ” và: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thủa trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Anh/Chị hãy phân tích hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của nhà thơ.
1 câu trả lời
- Tư tưởng của Khoa Điềm về Đất nước đó là : Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước. Trong 2 đoạn thơ, sự triển khai cảm hứng của tác giả tuy phóng túng, đa dạng nhưng vẫn quy về điểm cốt lõi, đó là : Đất Nước của Nhân dân.
– Thành công nghệ thuật của cả 2 đoạn thơ này chính là là sự vận dụng những yếu tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng : vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do. Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của thơ NKĐ.