trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng tám vẻ đẹp nhân cách của con người thường được bôc lộ trong những tình huống đặc biệt . Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

2 câu trả lời

Trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, vẻ đẹp nhân cách con người thường được thể hiện qua những tình huống đặc biệt. Thật vậy, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" và tác phẩm "Lão Hạc" đã thể hiện rất rõ điều đó. Trong "Tức nước vỡ bờ", tình huống đặc biệt là khi chị Dậu- một người nông dân thấp cổ bé họng dám đứng lên đánh lại bọn cai lệ để bảo vệ người chồng đau yếu. Chồng chị bị đau ốm mầ vẫn bị dọa đánh trói mang ra đình nếu không nộp đủ sưu thuế. Chị đã nhún nhường van xin nhưng chúng đều không nghe. Bị dồn vào đường cùng, chị Dậu đã dám làm điều mà người bình thường không thể làm được: đánh lại 2 người đàn ông, đánh lại người có chức có quyền. Nhưng đây là cách chị Dậu bảo vệ chồng đến cùng, quyết không để cho người khác làm hại chồng mình. Hơn nữa, nó cũng thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chống lại áp bức của chị. Trong tác phẩm "Lão Hạc", tình huống đặc biệt là khi mọi người tưởng lão Hạc đã tha hóa, xin bả chó để thịt chó nhưng tất cả đều nhầm. Lão ăn bả chó để tự tử, để trừng phạt mình, để bảo toàn tài sản cho con trai. Lão tự tử cũng là để giữ trọn cốt cách, nhân phẩm hiền lành tử tế chứ không như mọi người tưởng. Bị dồn đến tận cùng bế tắc, nghèo đói, lão chọn cách tự tử chứ không làm điều xấu xa. Tóm lại, vẻ đẹp nhân cách của những người nông dân trước Cách mạng tháng tám đều được thể hiện qua những tình huống đặc biệt.

Mình trình bày chi tiết ở trong hình!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm