Trình bày vai trò của 12 đôi dây thần kinh

2 câu trả lời

Đáp án:

Dây thần kinh khứu giác (I)

Dây thần kinh thị giác (II)

Dây thần kinh vận nhãn (III)

Dây thần kinh ròng rọc (IV)

Dây thần kinh sinh ba (V)

Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)

Dây thần kinh mặt (VII)

Dây thần kinh tiền đình- ốc tai (VIII)

Dây thần kinh thiệt hầu (IX)

Dây thần kinh lang thang (X)

Dây thần kinh phụ (XI)

Dây thần kinh hạ thiệt (XII)

Giải thích các bước giải:

Dây thần kinh khứu giác (I): Dây thần kinh khứu giác gồm những sợi trục của tế bào khứu giác nằm ở niêm mạc mũi, các sợi này tập hợp lại đi qua lỗ sàng của xương bướm vào hành khướu của não và tiếp nối với các tế bào thần kinh của hành khửu.

Dây thần kinh thị giác (II): Dây thần kinh thị giác là tập hợp sợi trục của các tế bào nằm ở tầng tế bào hạch của võng mạc, các sợi hội tụ ở gần cực sau của nhãn cầu. Từ đây, dây thần kinh đi ra sau nhãn cầu, qua ống thị giác để vào hố sọ giữa, điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não.

Dây thần kinh vận nhãn (III): Dây thần kinh vận nhãn xuất phát từ trung não, chạy ra phía trước, nằm ở thành ngoài của xoang tĩnh mạch hàng, đi đến khe ổ mắt trên và chạy vào ổ mắt. Ở ổ mắt chia thành hai nhánh và nhánh trên và nhánh dưới.

Dây thần kinh ròng rọc (IV): Có nguyên ủy thật nằm ở trung não, nguyên ủy hư ở mặt sau trung não. Dây thần kinh vòng qua cuống đại não để đi ra trước, vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt.

Dây thần kinh sinh ba (V): Phần cảm giác dây thần kinh sinh ba có nguyên ủy thật nằm ở mặt trước phần đá xương thái dương, đi qua mặt trước bên của cầu não vào trong thân não. Các đuôi gai tạo nên ba nhánh là nhánh thần kinh mắt, nhánh thần kinh hàm trên và nhánh thần kinh hàm dưới. Nguyên ủy thật phần vận động nằm ở cầu não. Các sợi trục khi ra khỏi cầu não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba.

Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): Có nguyên ủy thật ở cầu nào, nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu. Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh chạy ra trước qua xoang tĩnh mạch hang, vào ổ mắt.

Dây thần kinh mặt (VII): Có nguyên ủy thật ở cầu não, các sợi thần kinh mặt chạy vòng lấy dây thần kinh số VI, sau đó chạy ra rãnh hành cầu, chạy qua ốc tai trong rồi chia ra nhiều nhánh thần kinh nhỏ: dây thần kinh đá lớn, dây thần kinh thừng nhĩ,…

Dây thần kinh tiền đình - ốc tai (VIII): Được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần tiền đình và phần ốc tai, cả hai phần đều có hạch thần kinh nằm ở tai trong là hạch tiền đình và hạch xoắn ốc tai. Sợi hướng tâm của hai hạch này chạy bên nhau trong ống tai trong, vào xoang sọ hướng về rãnh hành cầu, để vào cầu não là nơi chứa các nhân của nó. Từ các nhân này, các sợi thần kinh truyền thính giác đi đến vùng trung khu thính giác ở vỏ não.

Dây thần kinh thiệt hầu (IX): Dây thần kinh đi qua lỗ cảnh để ra khỏi sọ, phình to ra tạo thành hạch trên và hạch dưới, vòng ra phía trước và tận cùng ở rễ lưỡi. Trên đường đi, dây thần kinh chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến lưỡi, niêm mạc hầu, hòm nhĩ, tuyến nước bọt, xoang cảnh, tiểu thể cảnh.

Dây thần kinh lang thang (X): Là dây thần kinh lớn nhất trong 12 dây thần kinh sọ. Ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh, sau đó chạy trong bao cảnh cùng động mạch cảnh trong, động mạch canh chung và tĩnh mạch cảnh trong đến nền cổ. Từ nền cổ đi đến trung thất vào trung thất sau, ở đây hai dây thần kinh lang thang phải và trái tập hợp thành đám rối thực quản. Từ đám rối này chia ra hai thân thần kinh sẽ chia ra để xuống bụng.

Dây thần kinh phụ (XI): Có nguyên ủy thật gồm hai phần, một phần ở hành não, một phần ở tủy gai. Các sợi thần kinh xuất phát từ hai nguyên ủy này hợp với nhau thành dây thần kinh phụ.

Dây thần kinh hạ thiệt (XII): Có nguyên ủy thật ở hành não, nguyên ủy hư ở rãnh bên trước hành não. Sau khi ra khỏi sọ, dây thần kinh hạ thiệt vòng ra trước để điều khiển vận động cho cơ lưỡi.

Giải thích các bước giải:

I-Khứu giác: Truyền các cảm giác về mùi từ khoang mũi.

II-Thị giác:Dẫn truyền hình ảnh từ võng mạc của mắt đến não.

III-Vận nhãn: Cấp thần kinh cho cơ nâng mi trên, cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng dưới, và cơ chéo dưới, phối hợp thực hiện phần lớn các chuyển động của mặt. Dây cũng cấp thần kinh cho cơ thắt đồng tử và các cơ của thể mi.

IV-Ròng rọc: Cấp thần kinh cho cơ chéo trên, làm mắt liếc xuống dưới và ra ngoài.

V-Sinh ba: Tiếp nhận cảm giác từ vùng mặt và cấp thần kinh cho nhóm cơ nhai.

VI- Vận nhãn ngoài: Cấp thần kinh cho cơ thẳng ngoài, làm mắt liếc ra ngoài.

VII-Mặt: Cấp thần kinh vận động cho nhóm cơ biểu cảm nét mặt, bụng sau của cơ hai thân, cơ trâm móng, và cơ bàn đạp. Nhận các cảm giác vị giác đặc biệt từ 2/3 trước lưỡi và cấp thần kinh tiết cho các tuyến nước bọt (ngoại trừ tuyến mang tai) và tuyến lệ.

VIII-Tiền đình ốc tai: Cảm nhận âm thanh, sự xoay chuyển, và lực trọng trường (cần thiết cho thăng bằng và di chuyển). Chính xác hơn là, nhánh tiền đình mang các xung thần kinh cho việc cân bằng và nhánh ốc tai mang các xung thần kinh cho việc nghe.

IX-Thiệt hầu: Nhận cảm giác vị giác từ 1/3 sau của lưỡi, cấp thần kinh tiết cho tuyến nước bọt mang tai, và thần kinh vận động đến cơ trâm hầu. Một vài cảm giác cũng được truyền về não từ các hạnh nhân (amidan) khẩu cái.

X-Lang thang: Cấp các sợi đối giao cảm cho gần như tất cả các tạng ngực và bụng tới tận góc lách (góc kết tràng trái). Nhận các cảm giác vị giác đặc biệt từ nắp thanh môn. Kiểm soát các cơ cho tiếng nói, cộng hưởng và khẩu cái mềm.

XI- Phụ Kiểm soát cơ ức đòn chũm  cơ thang, chồng chéo một số chức năng với dây X.

XII- Hạ thiệt: Quan trọng cho việc nuốt (hình thành viên thức ăn) và phát ngôn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
7 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước